Theo nhiều nghiên cứu, khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, nhiều loài động vật có khả năng sẽ di cư đến môi trường mới và mang theo ký sinh trùng và mầm bệnh. Đồng thời tạo điều kiện lây lan virus giữa các loài mà trước đây chưa từng có, hiện tượng này được gọi là lây nhiễm chéo.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng lây nhiễm chéo có thể gia tăng mạnh mẽ khi khí hậu trái đất nóng lên và lây nhiễm hàng nghìn loại virus mới cho con người. Theo dự đoán có ít nhất 15.000 sự lây nhiễm virus mới giữa các loài vào năm 2070 nếu nhiệt độ tăng lên 2 độ C.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) “biến đổi khí hậu là một trong những biến đổi xảy ra trên toàn cầu, tình trạng này được dự đoán là sẽ có nhiều tác động đến sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm đối với con người”
Lây bệnh thông qua côn trùng
Một số loại côn trùng như muỗi, bọ ve, ruồi… có thể truyền các bệnh truyền nhiễm thông qua vết cắn là những động vật không có khả năng tự thay đổi nhiệt độ cơ thể, vì vậy biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến những loài động vật này.
Khi nhiệt độ tăng những loài này sẽ tiến hóa để thích nghi với môi trường. Thêm vào đó khi nhiệt độ tăng điều kiện chăn nuôi ở cơ sở tốt lên, điều đó làm cho thức ăn dồi dào hơn và giúp những loại côn trùng này hoạt động mạnh mẽ hơn hoặc kéo dài tuổi thọ của chúng.
Về lý thuyết, sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể làm tăng khả năng tiếp xúc của con người với các động vật trung gian hoặc tăng tỷ lệ bị cắn bởi các loại côn trùng này.
Những thay đổi về lượng mưa
Các chuyên gia dự đoán biến đổi khí hậu sẽ làm tăng lượng mưa ở một số vùng. Lượng mưa gia tăng có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều khu vực nước đọng hoặc dòng chảy kém. Những khu vực chẳng hạn như vũng nước và các thùng chứa bỏ đi, là nơi hoàn hảo cho các giai đoạn ấu trùng của các côn trùng phát triển.
Những động vật là vật chủ đối với virus
Biến đổi khí hậu có thể thay đổi môi trường sống và đưa động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi và con người tiếp xúc với mầm bệnh mà trước đó những đối tượng này ít tiếp xúc và ít khả năng miễn dịch hơn.
Ví dụ, những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự sẵn có của thức ăn cho các vật chủ động vật, chẳng hạn như dơi, tinh tinh, tê tê và hươu. Kết quả là những thay đổi về kích thước và phạm vi quần thể có thể khiến virus tiếp xúc gần hơn với con người.
Theo ước tính của trung tâm kiểm soát bệnh tật và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, ước tính rằng cứ bốn bệnh mới xuất hiện thì có ba bệnh xuất phát từ động vật. Các chuyên gia cũng tìm ra bệnh nhân đầu tiên nhiễm COVID-19 là người có liên quan đến chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Việc phá hủy các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bằng cách khai thác gỗ và buôn bán các động vật hoang dã cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm của các loại virus từ động vật đối với con người.
Khả năng miễn dịch của con người
Theo các thống kê, sự biến đổi thời tiết nhanh chóng vào mua thu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm lên đến 20-50% trong thế kỷ 21. Trong đó, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và người lớn tuổi là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu.
Có những lo ngại cho rằng biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát nhiều dịch bệnh hơn. Tuy nhiên, mặc dù có sự gia tăng của các đợt bùng phát dịch nhưng những tiến bộ toàn cầu về phòng ngừa, phát hiện sớm, kiểm soát và điều trị các bệnh truyền nhiễm đang trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm số lượng người nhiễm bệnh.
Tổng kết
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đa phần các đợt bùng dịch mới có thể xảy ra ở các vùng nhiệt đới ở Châu Phi và Đông Nam Á hơn ở các vùng có khí hậu lạnh.
Các nhà khoa học cũng cho rằng việc thất bại trong kiểm soát biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính có thể gây ra các thảm họa tồi tệ hơn nữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời gian ủ bệnh của một số bệnh truyền nhiễm
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.