Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về bệnh cảm cúm mùa hè

Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa, đặc biệt vào mùa thu và mùa đông. Tuy nhiên, bạn có thể mắc cúm vào mùa hè, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này khám phá các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh cúm vào mùa hè, cũng như các triệu chứng cúm, các lựa chọn điều trị và phương pháp phòng ngừa.

Bạn có thể mắc cúm vào mùa hè không?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dễ lây lan do virus cúm gây ra. Ở các nước ôn đới như Hoa Kỳ, virus này dễ lây lan hơn kể cả vào mùa hè. Tính chất theo mùa của hoạt động cúm ở các vùng ôn đới dường như cho thấy rằng virus cúm thích môi trường lạnh hơn.

Các triệu chứng cảm cúm

Cúm có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • nghẹt mũi
  • ho khan
  • hắt xì
  • đau họng
  • đau đầu
  • đau cơ
  • sốt
  • ớn lạnh
  • mệt mỏi

Nhiễm cúm cũng có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, và các triệu chứng này phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn.

Ở khu vực nào thường mắc cảm cúm vào mùa hè?

Ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, hoạt động của bệnh cúm vẫn tương đối ổn định. Ở Nam bán cầu, hoạt động cúm đạt đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.

Du lịch vào mùa hè cũng có thể là nguyên nhân phổ biến của bệnh cảm cúm mùa hè. Ví dụ, một người ở Hoa Kỳ có thể dễ bị cúm vào mùa hè hơn nếu họ bị nhiễm bệnh trong một chuyến đi gần đây đến một quốc gia ở Nam Bán cầu.

Điều trị cảm cúm

Các trường hợp nhiễm cúm nhẹ đến trung bình thường không cần điều trị. Với việc nghỉ ngơi trên giường đầy đủ, hầu hết mọi người đều khỏi bệnh hoàn toàn trong vài ngày. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cúm.

  • Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus, chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể giúp điều trị nhiễm cúm. Theo Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm lưu ý, thuốc kháng virus có hiệu quả nhất khi một người dùng chúng trong vòng 48 giờ.

  • Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các kỹ thuật chăm sóc tại nhà sau đây cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cúm:

  • dùng thuốc không kê đơn để giảm đau và hạ sốt
  • uống nhiều nước để giữ cơ thể đủ nước
  • uống chất lỏng ấm, chẳng hạn như trà và nước dùng, để làm dịu cơn đau họng
  • dùng thuốc giảm ho không kê đơn và thuốc thông mũi
  • sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà, giúp bạn dễ thở hơn
  • hít hơi nước để giúp mở xoang và cổ họng
  • tránh thức ăn cay, béo và nhiều dầu mỡ có thể gây khó chịu cho dạ dày

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mọi người nên đi khám bác sĩ nếu họ gặp các triệu chứng giống như cúm dai dẳng hoặc trầm trọng hơn kéo dài hơn 1 tuần. Hãy đi khám khi gặp các triệu chứng sau đây:

  • sốt dai dẳng hoặc trầm trọng hơn
  • ho ra chất nhầy màu xanh lá cây hoặc nâu
  • khó thở hoặc thở gấp
  • đau ngực khi thở
  • chóng mặt hoặc choáng váng

Một số người có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng và biến chứng cúm nặng hơn. Bất kỳ ai thuộc một trong các nhóm nguy cơ cao dưới đây cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các triệu chứng giống cúm:

  • người lớn từ 65 tuổi trở lên
  • trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi
  • phụ nữ mang thai
  • những người có tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim
  • những người có hệ thống miễn dịch suy yếu

Phòng ngừa cảm cúm 

Các bước sau đây có thể giúp mọi người bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị lây bệnh cúm:

  • tiêm phòng cúm ngay trước hoặc trong mùa cúm cao điểm
  • tránh tiếp xúc thân thể gần gũi với những người bị bệnh
  • ở nhà khi ốm
  • che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm
  • sử dụng chất khử trùng tay có cồn khi không có nước và xà phòng
  • thường xuyên khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như thiết bị điện tử cá nhân, tay nắm cửa và chìa khóa

Những điều sau đây cũng có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi khi bị nhiễm cúm:

  • quản lý căng thẳng (stress)
  • ngủ nhiều
  • duy trì hoạt động thể chất
  • ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • uống nhiều nước

Tóm lại, cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Tại Việt Nam, hoạt động cúm đạt đỉnh điểm giữa tháng 12 và tháng 2. Tuy nhiên, một người có thể bị cúm vào mùa hè.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 loại bệnh thường gặp khi chuyển mùa hè - thu

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp từ Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm