Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hệ cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi cảm cúm?

Cảm cúm gây ra hàng loạt các bệnh, từ các bệnh đường hô hấp nhẹ, tự khỏi được đến các bệnh viêm phổi nặng đe dọa đến tính mạng.

Cảm cúm trước tiên ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp và đường tiêu hóa.

Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch chiến đấu chống lại tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi các virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng khác. Theo “Nguyên tắc nội khoa của Harrison”, cytokine là một loại chất cảm ứng hóa học tạo ra bởi tế bào T, tế bào B, và các tế bào tiêu diệt tự nhiên của hệ thống miễn dịch trong quá trình đáp ứng với nhiễm cúm.

Hầu hết các triệu chứng toàn thân như sốt, đau nhức cơ và đau đầu gây ra do nhiễm cúm thực chất là biểu hiện của hoạt động giải phóng các cytokine này từ hệ thống miễn dịch. Cytokin tác động lên vùng dưới đồi ở não bộ làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm giảm hoạt động hoặc bất hoạt các enzyme liên quan đến đáp ứng với virus. Cytokin cũng hoạt hóa các thụ thể thần kinh trên các mạch máu não- gây ra triệu chứng đau đầu- và sợi dẫn truyền đau trong các cơ, là nguyên nhân gây cảm giác đau không đặc hiệu ở cơ và đau nhức nói chung.

Sự giải phóng cytokine tương ứng với mức độ đáp ứng của hệ miễn dịch. Vì vậy, khi viêm nhiễm giảm đi, các triệu chứng toàn thân cũng giảm theo.

Hệ hô hấp

Theo Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, virus cúm (influenza) là một virus phổ biến gây ra triệu chứng trên cả đường hô hấp trên và dưới. Các triệu chứng của đường hô hấp trên bao gồm đau họng, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Triệu chứng đường hô hấp dưới gồm ho và khó thở. 

Các mô hình thực nghiệm nhiễm virus cúm cho thấy virus gây ra cái chết cho các tế bào niêm mạc của đường hô hấp. Các tế bào chết này bong ra khiến các virus tiếp tục xâm nhập gây viêm nhiễm vào các lớp tế bào tiếp theo.

Các triệu chứng hô hấp của cúm tỉ lệ thuận với lượng virus mà bệnh nhân bị nhiễm. Virus sản sinh bằng cách sử dụng tế bào chủ của người bệnh như một nhà máy sản xuất. Ở những bệnh nhân có phản ứng miễn dịch chậm trễ hoặc không hiệu quả, chỉ một lượng nhỏ ban đầu cũng có thể gây tác động rất lớn do xảy ra sự tăng sinh không kiểm soát.

Hệ tiêu hóa

Cảm cúm theo mùa thường đi kèm với cảm giác mất ngon miệng. Điều này được cho là một tác động thứ phát của cytokine lên trung tâm vị giác của não bộ. Hơn nữa, các triệu chứng của hệ hô hấp như đau họng hay sổ mũi làm giảm cảm giác muốn ăn bởi họng sưng đau và buồn nôn do chảy dịch ở mũi sau. Cảm cúm thường hiếm khi kèm theo vời các triệu chứng dạ dày ruột như nôn hay tiêu chảy. Tuy nhiên, virus cúm H1N1 thì khác. Theo một công bố trên Tạp chí Dược Anh quốc năm 2009 của nhóm điều tra về cúm A (H1N1), nôn, tiêu chảy hay cả hai triệu chứng trên được báo cáo trên 40% số người bị cúm H1N1. So với tác động của cúm lợn trên các hệ cơ quan trong cơ thể thì các triệu chứng này nhẹ và ngắn hơn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách đơn giản để phòng tránh cúm ngoài việc tiêm vắc xin

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm