Những hạn chế của vắc xin cúm
Mỗi năm, Tổ chức Y tế thế giới WHO phát triển vắc xin cúm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi ba hoặc bốn chủng virus được dự đoán sẽ lưu hành. Tuy nhiên, virut cúm tiến hóa rất nhanh và không phải lúc nào WHO cũng dự đoán chính xác chủng nào sẽ lưu hành. Hơn nữa, hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của người được tiêm chủng. Vắc xin sẽ không bao giờ có 100% hiệu lực khi bảo vệ một người khỏi bị nhiễm virut cúm. Chẳng hạn, mùa đông 2014 và 2015 chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của dịch cúm.
Hơn nữa, vắc xin cúm chỉ chống lại virut cúm, đó không phải là virut duy nhất khiến bạn có triệu chứng giống cúm. Nghiên cứu đã ước tính chỉ 7 đến 50% ca bệnh giống cúm là do virut cúm gây nên. Hơn 200 virut khác gây ra bệnh có triệu chứng tương tự, bao gồm virut hợp bào hô hấp, rhinovirus...
Tóm lại, dù bạn có lựa chọn tiêm phòng cúm hay không, bạn vẫn nên trang bị cho mình những phương pháp khác đã được khoa học chứng minh để phòng tránh cúm mùa. Một lối sống lành mạnh chính là phương pháp dự phòng tốt nhất.
Muốn không bị sụt sịt? Bạn hãy lên giường đi ngủ sớm. Trong một nghiên cứu so sánh, đối tượng sẽ được cách ly trong năm ngày, phơi nhiễm với một virut cúm, và được giám sát bằng thiết bị phát hiện chuyển động. Những người đi ngủ từ năm đến 6 tiếng sẽ có nguy cơ bị ốm gấp 4,2 lần so với những người đi ngủ 7 tiếng trở lên. Kết quả này có ý nghĩa vì thiếu ngủ được biết sẽ làm giảm số lượng tế bào bạch cầu T, là chìa khóa của đáp ứng miễn dịch. Tập luyện giấc ngủ lành mạnh bằng việc làm các việc khiến tâm trạng thư giãn trước khi ngủ và giữ một thời gian biểu đều đặn, thống nhất.
Giảm mức độ stress cũng có thể giúp bạn phòng tránh bệnh tật. Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành khỏe mạnh sẽ được cách ly, hỏi về mức độ stress và mức độ phơi nhiễm với tác nhân cúm. Những người hay bị stress có nguy cơ mắc cúm gấp đôi. Stress mãn tính lại gây khó khăn cho tế bào miễn dịch hơn nữa để đáp ứng với các tín hiệu hormon điều hòa phản ứng viêm. Nếu bạn đang stress, thử đi bộ ngoài trời hoặc công viên hàng ngày. Tập thể dục, dành thời gian ngoài trời và ngồi thiền được chứng minh là các phương pháp giảm stress hữu hiệu.
Đồng thời bạn cũng nên dành thời gian cho bạn bè và gia đình. Một mạng lưới xã hội mạnh mẽ và đa dạng có thể bảo vệ sức khỏe của bạn, có lẽ vì sự hỗ trợ từ xã hội giúp giảm mức độ stress. Trong một nghiên cứu, những người phơi nhiễm với một virut cúm và được khảo sát về các mối liên kết xã hội trong vòng hai tuần. Những người nhận được nhiều cái ôm nhất sẽ có nguy cơ bị ốm thấp nhất.
Hãy để thức ăn trở thành thuốc
Không có gì bất ngờ, một khẩu phần ăn khỏe mạnh có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch phòng chông bệnh. Trong một nghiên cứu, người cao tuổi nếu tăng lượng hoa quả và rau ăn vào đến 5 bữa một ngày trong vòng 12 tuần cho thấy đáp ứng miễn dịch cải thiện đối với vắc xin viêm phổi. Tại nghiên cứu khác, một số thức ăn được chứng minh có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa, bao gồm:
Các thực phẩm khác cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, bao gồm yến mạch và lúa mạch, tỏi, sò, súp gà, trà, nấm và thức ăn giàu kẽm như thịt bò và hàu.
Thực hành giữ vệ sinh
Nếu virut đã hoành hành trong ngôi nhà hay nơi làm việc của bạn, bạn có thể phòng chống bằng những phương pháp giữ vệ sinh đơn giản. Trong một nghiên cứu ở bệnh viện, những người thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước thì sẽ ít bị lây truyền virut hơn. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp bạn khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu, một nhóm được chỉ định ngẫu nhiên súc miệng bằng nước muối một lần một ngày sẽ giảm khả năng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên 40% so với nhóm kia.
Virut cúm có thể sống sót tới 48h trên một bề mặt, vì vậy tổ chức CDC khuyến nghị mọi người nên giữ gìn đồ vật sạch, khử trùng, và diệt trùng để tránh bệnh lây lan. Sử dụng xà phòng và nước hoặc nước khử trùng để làm sạch tay đấm cửa, bàn và các bề mặt khác.
Bảo vệ sức khỏe tốt
Với rất nhiều virut và mầm bệnh đang lưu hành, đây là thời điểm bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn điều độ, chăm sóc bản thân và ứng dụng những phương pháp đã được khoa học chứng minh có thể ngăn sự lan truyền bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu rõ về CÚM để bảo vệ bản thân và gia đình
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.