Bị ốm, cảm lạnh và cảm cúm thậm chí ngay cả khi ở trên giường cũng thật chẳng vui vẻ gì. Đau mỏi khắp người, sốt, ớn lạnh, nghẹt mũi đủ để khiến cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở. Có nhiều biện pháp tại nhà có thể làm giảm bớt các triệu chứng và giúp bạn trở về trạng thái bình thường. Nếu bạn vẫn cảm thấy không khỏe sau một vài tuần, hãy đi khám bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, choáng váng, hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng khác, hãy sớm nhận sự trợ giúp của y tế.
Súp gà
Súp gà có thể không chữa khỏi hoàn toàn nhưng nó là một sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn bị ốm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thưởng thức một bát súp gà ấm nóng với rau xanh, có thể làm chậm chuyển động của các bạch cầu trung tính trong cơ thể bạn. Các bạch cầu trung tính giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng. Khi cơ thể có nhiễm trùng, bạch cầu trung tính sẽ tập trung nhiều hơn ở những vùng cơ thể cần được sửa chữa.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng súp gà có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên nói riêng. Đồng thời nó cũng có giá trị dinh dưỡng cao và giúp bạn bổ sung nước. Đây là một sự lựa chọn tốt khi bạn thấy ốm.
Gừng
Những lợi ích sức khỏe của gừng đã được biết đến từ những thế kỉ trước. Hiện tịa đã có những bằng chứng khoa học về khả năng chữa bệnh của gừng. Một vài lát gừng thái mỏng pha với nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn ho hay đau họng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng cũng có thể giúp tránh khỏi cảm giác buồn nôn thường kèm theo khi bạn bị cúm. Ví dụ, một nghiên cứu cho biết chỉ với một gam gừng bạn có thể giảm cảm giác buồn nôn do các nguyên nhân khác nhau.
Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn đa dạng. Uống trà mật ong với chanh có thể làm giảm bớt cơn đau họng. Nghiên cứu cho thấy mật ong cũng là một thuốc giảm ho hiệu quả. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho trẻ nhỏ uống 10 gam mật ong trước khi đi ngủ và kết quả là các triệu chứng ho của chúng giảm đáng kể. Những đứa trẻ trong nghiên cứu này ngủ ngon hơn và các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm đi.
Không được cho trẻ em dưới 1 tuổi uống mật ong vì trong mật ong thường chứa bào tử botulinum (một loại vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt, có thể nguy hiểm đến tính mạng). Mật ong thường vô hại đối với trẻ nhỏ lớn hơn 1 tuổi và người lớn. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh không thể đánh bại được các bào tử ấy.
Tỏi
Tỏi chứa các hợp chất allicin, có tác dụng kháng khuẩn. Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn của bạn có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Theo một vài nghiên cứu, tỏi thậm chí có thể giúp bạn tránh bị ốm.
Hoa cúc dại
Hoa cúc dại chứa flavonoid, hóa chất có tác dụng trị liệu trên cơ thể. Flavonoids có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm.
Một nghiên cứu đã cho thấy hoa cúc dại có thể làm giảm nguy cơ mắc cảm cúm đến hơn 50%. Nó cũng có thể làm giảm thời gian của cơn cảm lạnh. Nếu bạn là một người lớn khỏe mạnh, hãy dùng 1-2 gam hoa cúc dại như trà, 3 lần một ngày và dùng không quá một tuần.
Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng với chanh xanh, cam, bưởi, lá trà xanh, và các loại trái cây, rau củ khác, chanh vàng là nguồn cung cấp vitamin C tốt. Thêm nước chanh tươi vào một tách trà mật ong nóng sẽ giúp làm giảm đờm khi bạn bị ốm. Uống nước chanh nóng hay lạnh cũng đều có hiệu quả. Mặc dù các loại đồ uống này không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cảm lạnh của bạn nhưng chúng giúp cung cấp vitamin C mà hệ miễn dịch của bạn rất cần. Cung cấp đủ vitamin C có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh khác.
(...) còn tiếp
Mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?