Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu xác định mối liên quan giữa sự biến đổi các yếu tố khí hậu với các dịch, bệnh do véc tơ truyền, trong đó đáng chú ý nhất là sốt xuất huyết và sốt rét. Sự thay đổi về thời tiết và khí hậu sẽ ảnh hưởng hoặc tác động sâu sắc đến sinh thái của quần thể véc tơ. Tại Việt Nam, mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ môi trường, thay đổi lượng mưa... là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của một số loài muỗi truyền bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết...). Sốt xuất huyết là bệnh xuất hiện theo mùa, phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây tại Cần Thơ (do Trường ĐH Y Cần Thơ) và Hà Nội (do Trường ĐH Y Hà Nội tiến hành) và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho thấy hiện nay bệnh sốt xuất huyết có xu hướng lưu hành cả năm và lan rộng ra nhiều tỉnh phía Bắc.
Biến đổi khí hậu và bệnh mới nổi ở Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế. Như một quy luật, sau thiên tai môi trường thường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước, bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. WHO ước tính trong năm 2000 khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều có liên quan tới biến đổi khí hậu. Ô nhiễm nguồn nước, môi trường thay đổi, nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi sự phân bố và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm, do biến động cả về số lượng và mức độ gây hại của các trung gian truyền bệnh như: muỗi, ruồi, chuột, điều này đã làm gia tăng các bệnh liên quan tới véc tơ truyền bệnh và các bệnh truyền qua vật chủ trung gian. Các đợt nóng xuất hiện ngày càng nhiều hơn và cường độ mạnh hơn làm tăng nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, nhất là người nghèo, người già và trẻ em. Ngoài ra, thay đổi khí hậu liên quan đến biến đổi chất lượng ô nhiễm không khí, kết hợp với thay đổi nhiệt độ trong mùa lạnh cũng góp phần gia tăng các bệnh đường hô hấp mạn tính và hen phế quản.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã ảnh hưởng làm gia tăng dịch, bệnh theo mùa, đặc biệt là các dịch bệnh mới như cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, SARS, chân tay miệng... và dự báo sẽ có thêm nhiều bệnh mới trong những năm tới.
Hiện nay, tác động sức khỏe do sóng nhiệt gây nên đang là mối quan tâm lớn của ngành y tế Việt Nam. Ở Việt Nam, “sóng nhiệt” được hiểu là các “đợt nắng nóng” và diễn biến của sóng nhiệt ngày càng phức tạp hơn dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu về sóng nhiệt do Viện Y học lao động và VSMT tiến hành năm 2013 tại Nghệ An cho thấy, sóng nhiệt có liên quan rõ rệt với tỷ lệ nhập viện của trẻ em dưới 5 tuổi do các bệnh tiêu chảy và hô hấp. Những tháng có nhiều ngày khô nóng hơn (từ tháng 6 đến tháng 9) có tỷ lệ nhập viện chung, nhập viện do tiêu chảy, nhập viện do các bệnh hô hấp cao hơn so với khoảng thời gian có ít ngày khô nóng hơn.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các địa phương, vùng, miền trong cả nước nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?