Đôi gò bồng đảo là bộ phận hấp dẫn nhất của cơ thể phụ nữ, nhưng cũng là cơ quan nhạy cảm vì chúng dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu bạn muốn chăm sóc tốt cho 'núi đôi', hãy tránh làm những điều dưới đây.
Theo The Health Site, tư thế nằm ngủ này có thể gây sức ép lớn đối với sự phát triển của vòng một, trong thời gian dài làm thay đổi hình dạng của ngực. Theo nghiên cứu trên tạp chí Elsevier (Hà Lan), các dây chằng ở ngực căng ra nếu bạn nằm sấp trong nhiều giờ, làm thay đổi cấu trúc bên trong.
Sau nhiều lần giặt, độ co giãn của áo ngực có xu hướng bị nới lỏng. Điều này có thể dẫn đến đau lưng, ngực và cổ. Nếu thấy gọng, đệm mút trên áo ngực bị xệ, thay đổi hình dạng, bạn cần loại bỏ chúng khỏi tủ quần áo.
Đây là khu vực nhạy cảm nên nếu cạo lông ở vùng này có thể gây kích ứng da, viêm và nhiễm trùng.
'Núi đôi' có thể bị tổn thương nếu bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật hoặc quá rộng. Gọng áo quá chật sẽ gây áp lực cho bộ ngực, khiến máu khó lưu thông, gây khó chịu. Trong khi đó, áo ngực quá rộng lại ảnh hưởng tới hình dáng của vòng một, làm các cơ vùng ngực bị chảy xệ.
Điều này có thể gây nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, u nang vú và các phản ứng dị ứng khác. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Dermatology (Mỹ), đeo khuyên cho núm vú thường xuyên cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm gan B và C.
Nhiều phụ nữ mang thai thường bị thụt núm vú vào trong nên họ hay kéo ra ngoài để em bé có thể bú dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Lactation (Mỹ) cho thấy kéo núm vú trong khi mang thai có thể gây đau và mang lại nhiều cảm giác kỳ lạ, khó chịu trong cơ thể.
Mặc áo ngực khi ngủ có thể làm giảm lưu lượng máu, tắc nghẽn bạch huyết, gây khó chịu, thậm chí dẫn đến phù (giữ nước) ở vùng ngực.
Các loại mực được sử dụng trong những hình xăm có thể chứa các thành phần độc hại gây ung thư da. Theo tiến sĩ DJ Tula, bác sĩ tư vấn phẫu thuật ở Bệnh viện BLK ở Delhi (Ấn Độ), các thiết bị dùng để xăm mình có thể tăng nguy cơ lây truyền virus qua đường máu như HIV, viêm gan B và C nếu dính máu của người bị bệnh.
Nếu bạn không hài lòng với kích thước của 'núi đôi' và muốn cấy ghép mô ngực, hãy suy nghĩ lại. Điều này có thể gây nhiều tác hại như nhiễm trùng, dị ứng, thậm chí ung thư.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.