Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn đầu núm vú xuống, khi đó đầu vú lõm vào hơn là nhô ra. Mẹ sẽ gặp một chút khó khăn khi cho con bú nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được.
Giải pháp: Dùng dụng cụ hút để sữa chảy ra trước khi đặt miệng bé vào núm vú và sử dụng vỏ vú nếu cần. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn đủ sữa, có thể sử dụng núm vú hỗ trợ cho con bú trong trường hợp bé vẫn gặp khó khăn khi đặt miệng vào đầu vú mẹ.
2. Đau núm vú
Nguyên nhân: Đây là không hẳn là hiện tượng bất thường khi bạn bắt đầu cho con bú hoặc với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, nếu bé không bú nữa mà mẹ vẫn cảm thấy đau kéo dài hơn 1 phút thì hãy kiểm tra lại ví trí chỗ đau.
Giải pháp: Thử tìm vị trí bú mẹ phù hợp sao cho miệng bé có thể ngậm hết cả phần núm vú phía dưới chứ không phải chỉ phần đầu núm vú. Để thay đổi vị trí bú, hãy thử đặt ngón tay cái vào miệng con để bé nhả ra khỏi ngực bạn. Nếu cách này không được, bạn giữ cằm bé và đợi đến khi miệng con tự mở và “chớp lấy” cơ hội. Nếu được đặt đúng vị trí, miệng và cằm bé sẽ chạm ngực mẹ, môi mở ra và bạn sẽ không nhìn thấy phần nào của núm vú.
Nếu bạn đã đặt đúng vị trí nhưng vẫn thấy đau, có thể do núm vú bị khô. Hãy chắc chắn là mẹ đã mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và không dùng xà phòng để vệ sinh vú. Lúc này kem giữ ẩm là một biện pháp hiệu quả.
Khi cho con bú, mẹ hãy thử nhiều vị trí đến khi mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.
3. Núm vú bị nứt
Nguyên nhân: Núm vú nứt có thể do nhiều nguyên nhân: nấm, khô da, hút sữa không đúng cách… nhưng hầu hết là do bé bú chưa đúng vị trí. Trong tuần đầu tiên, có thể núm vú của bạn sẽ bị chảy máu khi bé mới bắt đầu học cách bú sữa và cơ thể mẹ cũng mới bắt đầu tiết sữa. Một chút máu lẫn vào sữa như thế sẽ không gây hại gì cho bé.
Giải pháp: Kiểm tra tư thế bú của con, phần dưới cùng của quầng vú bên dưới núm vú phải nằm hoàn toàn trong miệng bé. Ngoài ra, cố gắng cho con bú thường xuyên và trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bé không bị đói thì lực hút sẽ nhẹ hơn.
Tuy nhiên đừng vì lo lắng mà tìm cách điều trị bằng bất cứ cách nào bạn tìm thấy trong tủ thuốc. Xà phòng, cồn, sửa tắm, nước hoa cũng không phải là câu trả lời hiệu quả. Các mẹ chỉ cần vệ sinh với nước sạch là đủ. Ngoài ra, lúc cho con bú hãy để lại một chút sữa trên đầu núm vú đến khi khô (sữa mẹ có tác dụng làm lành vết thương).
Bạn cũng có thể dùng một số thuốc giảm đau nhẹ trước khi cho con bú 30 phút (nhớ tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào). Nếu tất cả những biện pháp trên không đem lại hiệu quả, hãy thử một chút kem dưỡng ẩm đặc biệt phù hợp với các mẹ cho con bú và dùng bọc núm vú khi mặc áo ngực.
4. Tắc sữa
Nguyên nhân: Ống dẫn sữa bị tắc khi sữa không thoát ra ngoài được. Bạn có thể sẽ cảm thấy một cục cứng ở trên ngực, đau nhức và xuất hiện vài nốt đỏ. Nếu bị sốt và đau nhiều hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Điều quan trọng nhất là đừng kéo dài thời gian giữa các lần bú vì sữa cần phải được tiết ra thường xuyên. Một chiếc áo ngực chật cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng này. Ngoài ra căng thẳng, mêt mỏi (đặc biệt là với những phụ nữ làm mẹ lần đầu) cũng ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
Giải pháp: Tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ (nhờ sự giúp đỡ của gia đình để chăm con) và thử dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực nhằm kích thích sữa chảy ra ngoài. Tắc sữa khiến mẹ khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bởi sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên.
5. Ngực bị căng sữa/quá nhiều sữa
Căng sữa, tức sữa có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ vì ngực bị cứng và phồng lên sẽ không phù hợp với kích thước miệng trẻ.
Giải pháp: Hãy xoa bóp bằng tay vùng ngực để sữa chảy ra và làm mềm vùng này trước khi cho con bú. Ngoài ra, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng đỡ bị tức sữa.
6. Chứng viêm vú
Nguyên nhân: Viêm vú là một bệnh gây ra bởi vị khuẩn ở ngực với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau ngực. Hiện tượng này khá phổ biến trong vài tuần sau sinh (và khi cai sữa) do da bị rạn, tắc sữa hoặc tức sữa.
Giải pháp: Cách duy nhất hiệu quả trong trường hợp này là điều trị các nhiễm trùng bằng kháng sinh, chườm nóng và quan trọng nhất là giải phóng sữa. Dùng tay xoa bóp để làm mềm ngực và dịu các vết sưng đỏ sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Một lời khuyên nữa là hãy tiếp tục cho con bú như bình thường.
Cho con bú thường xuyên là biện pháp hiệu quả giúp giải quyết tình trạng tắc sữa.
7. Ít sữa
Bú sữa mẹ là một quá trình giống như cung – cầu, tức là bé bú thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra thêm sữa.
Giải pháp: Cho con bú thường xuyên hơn và dùng tay xoa bóp vùng ngực có thể làm tăng lượng sữa mẹ. Uống ít nước và ăn quá nhiều chất cũng không giúp làm tăng nguồn cung sữa, thay vào đó các mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh với các thực phẩm lợi sữa.
8. Chứng nấm miệng ở trẻ
Nguyên nhân: Nhiễm trùng nấm men trong miệng bé và có thể lay sang ngực mẹ. Nó gây ra hiện tượng ngứa liên miên, đau nhức và đôi khi phát ban.
Giải pháp: Bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn thuốc kháng nấm để bôi lên núm vú và miệng trẻ. Nếu hai mẹ con không điều trị đồng thời, sẽ tiếp tục bị lây nhiễm chéo và kéo dài thời gian chữa bệnh.
9. Bé ngủ khi bú sữa
Bé sơ sinh rẽ ngủ rất nhiều trong vài tháng đầu đời vì thế đây là điều hoàn toàn bình thường. Không những thế bú sữa mẹ khi ngủ còn làm bé cảm thấy thoải mái hơn.
Giải pháp: Sữa sẽ chảy ra nhanh nhất ngay sau khi bé bắt đầu bú, vì thế mẹ nên bắt đầu với bên ngực căng sữa hơn và nhanh chóng chuyển sang bên còn lại chứ không phải đợi sau khi bé bù hết từng bên một. Khi quan sát thấy bé mút nhẹ hơn và mắt bắt đầu nhắm lại, hãy từ từ đưa miệng con ra khỏi đầu núm vú và thử kích thích bé bằng cách cù chân, nhẹ nhàng nói chuyên và xoa lưng sau đó chuyển sang ngực bên kia. Theo thời gian, trẻ sẽ thức lâu hơn và bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề này nữa.
Cho con bú không chỉ là một lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé mà còn là
khoảng thời gian mẹ con có thể gắn kết tình yêu thương với nhau.
10. Đau ngực
Ngực của bạn hoạt động giống như một cái máy – khi cho con bú, các bộ phận còn lại sẽ được kích thích để tiếp tục tiết sữa. Đôi lúc điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu đặc biệt là với các mẹ nhiều sữa. Một số ngườ có cảm giác như bị kim châm, một số cảm thấy đau nhức.
Giải pháp: Nếu cảm giác như bị kim chân chuyển thành ngứa ran như bị vật gì đâm vào ngực bạn cần phải kiểm tra xem có bị nhiễm trùng không (nấm hoặc vi khuẩn)? Thường hiện tượng này xuất hiện khi cơ thể đang tiết quá nhiều sữa, hãy thử cho con bú lâu hơn ở một bên ngực và chuyển bên chỉ khi thấy cần thiết.
Nếu kết quả kiểm tra là do bị nhiễm trùng ( mẹ có thể bị sốt, đau nhức, ớn lạnh) bạn cần điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Mặc dù khiến bạn khó chịu, nhưng sữa mẹ vẫn an toàn cho bé và hãy tiếp tục cho bé con như bình thường.