Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu bệnh tật hay dùng thuốc là nguyên nhân gây tăng cholesterol?

Nếu bạn có lượng cholesterol cao, đó là hậu quả của những yếu tố thường gặp như gen, chế độ ăn, ít tập thể dục, tuổi và giới. Nhưng trong một số trường hợp, lượng cholesterol cao có thể do những bệnh khác hoặc những thuốc được kê rộng rãi.

Được biết đến như tăng lipid thứ phát hay tăng lipid mắc phải, tình trạng này thường là hậu qủa của những rối loạn khác làm thay đổi thành phần lipid của bệnh nhân.

Nhưng bạn đối mặt với nguy cơ sức khỏe tương tự của tăng cholesterol - đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch. Lượng cholesterol cao cần được kiểm soát liên quan đến nguồn gốc của chúng.

Ngoài những nguy cơ vừa đề cập, mối liên hệ giữa nguyên nhân của tăng lipid máu nguyên phát và thứ phát đặc biệt quan trọng khi lượng triglyceride cao xảy ra với những trường hợp tăng lipid máu mắc phải. Trong sự phối hợp, 2 tình trạng này dẫn đến viêm tụy, một tình trạng viêm ở tụy có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh có thể gây tăng cholesterol

Những bệnh nào có thể dẫn đến tăng lipid máu mắc phải? Đó có thể là tiểu đường và tiền tiểu đường. Chúng là những rối loạn lipid thường gặp ở nhiều quốc gia và trực tiếp liên quan đến tình trạng béo phì.

Không phải tất cả cholesterol xấu - LDL đều giống nhau. Các phân tử LDL được gọi là LDL nhỏ, dày đặc có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.

Những bệnh nhân tiểu đường có lượng LDL bình thường, nhưng thực ra không phải như vậy. Kiểu hình mà bạn luôn thấy là tăng triglyceride, và giảm HDL và LDL.

Ngoài tiểu đường và tiền tiểu đường, những bệnh liên quan đến tăng lipid máu mắc phải bao gồm:

  • Suy giáp
  • Hội chứng Cushing
  • Suy thận
  • Hội chứng thận hư
  • Nghiện rượu
  • Rối loạn nội tiết và chuyển hóa
  • Chán ăn do tâm trạng

Những tình trạng trên đều ảnh hưởng đến cholesterol và triglyceride trong mạch máu theo nhiều cách. Ví dụ, suy giáp và sau đó là lượng thyroxine thấp sẽ có ảnh hưởng làm tăng lượng cholesterol, LDL, triglyceride và những loại lipid khác liên quan đến bệnh tim mạch.

Trong những trường hợp khác, mối liên hệ giữa tăng lipid máu nguyên phát và thứ phát không được hiểu hoàn toàn. Mối liên hệ giữa tâm trạng chán ăn và lượng cholesterol cao vẫn đang được nghiên cứu do những người chán ăn có lượng cholesterol nạp vào thấp.

Dùng thuốc và tăng lipid máu mắc phải

Một số loại thuốc và liệu pháp hormone có liên quan đến tăng lipid máu mắc phải và những thay đổi khác trong lượng lipid máu.

Estrogen và corticosteroids có thể tăng lượng triglyceride và HDL, trong khi thuốc steroid đồng hóa sẽ thường làm giảm lượng HDL. Viên thuốc tránh thai có thể tăng lượng cholesterol và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, phụ thuộc và loại và liều  progestin/estrogen.

Thuốc chẹn beta – một nhóm thuốc kê cho những tình trạng nhất định như tăng huyết áp, tăng áp lực nhãn cầu, và đau nửa đầu, thường làm tăng lượng triglyceride trong khi làm giảm HDL. Retinoids được dùng để kiểm soát vảy nến và những loại ung thư da, và đôi khi liên quan đến tăng LDL và triglyceride.

Thuốc lợi tiểu là những thuốc được kê để giảm tích tụ dịch trong cơ thể. Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp cũng làm tăng cholesterol và triglyceride. Có những nghiên cứu đang tiến hành trong lĩnh vực này vì một số nghiên cưu cho thấy giảm liều thuốc lợi niệu phối hợp với thuốc khác có thể là giảm bệnh tim mạch.

Trong hầu hết các trường hợp, kiểm soát bệnh nền hoặc dừng thuốc có liên quan đến tăng lipid máu mắc phải, sẽ dẫn đến lượng cholesterol lành mạnh hơn. Trong những trường hợp khác, trị liệu hướng đến việc làm giảm cholesterol có thể cần thiết. Điều này bao gồm thay đổi lối sống, tập thể dục và chế độ ăn, nhưng trong trường hợp khác, thuốc giảm cholesterol có thể cần thiết.

Bất kì nguyên nhân gì làm tăng cholesterol, hãy hành động

Thất bại trong điều trị những trường hợp tăng lipid máu mắc phải có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Và vì rối loạn chuyển hóa hay tăng lipid máu mắc phải là một yếu tố nguy cơ rất lớn cho bệnh tim mạch, lớn hơn cả rối loạn lipid máu nguyên phát, nên bạn không nên chần chừ trong việc điều trị và kiểm soát cholesterol máu.

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm