Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rung nhĩ và bệnh thận mạn tính

Rung nhĩ có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh thận mạn tính, và bệnh thận cũng có thể sẽ khiến rung nhĩ nặng hơn. Hãy cùng khám phá xem hai tình trạng bệnh này liên quan đến nhau như thế nào và làm thế nào để làm giảm nguy cơ đột quỵ nếu bạn mắc một hoặc cả hai bệnh này.

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hai tình trạng bệnh: rung nhĩbệnh thận mạn tính sẽ nghiêm trọng hơn nếu chúng xảy ra cùng một lúc. Bạn có thể làm gì nếu bạn bị bệnh thận và muốn tránh không bị rung nhĩ. Hoặc nếu bạn bị cả 2 bệnh này và muốn tránh biến chứng thì bạn nên làm gì?

Trong cả 2 trường hợp, bạn đều có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về 2 tình trạng bệnh này và mối liên quan giữa chúng, từ đó tìm ra cách làm giảm các yếu tố nguy cơ và dự phòng biến chứng.

Các con số thống kê về bệnh rung nhĩ và bệnh thận mãn tính

Rung nhĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn nhịp tim. Bệnh thận mạn tính là những tổn thương xảy ra tại thận và thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận. Theo thống kê, có khoảng 26 triệu người trưởng thành Mỹ bị bệnh thận mạn tính và khoảng 19-24% số người bị bệnh thận mạn tính sẽ được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị rung nhĩ đều sẽ mắc bệnh thận mạn tính.

Ngoài việc có xu hướng xảy ra cùng một lúc, bị bệnh rung nhĩ cũng có thể sẽ làm nặng thêm bệnh thận mạn tính, theo như một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Circulation năm 2012. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị bệnh thận mạn tính và rung nhĩ sẽ có nguy cơ bị suy thận cao hơn 67% so với những người bị bệnh thận mạn tính mà không mắc chứng rung nhĩ.

Bị rung nhĩ và sau đó phát triển bệnh thận mạn tính cũng rất nguy hiểm. Một trong số các nguy cơ chính khi bị rung nhĩ chính là đột quỵ, và bệnh thận mạn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, chứng rung nhĩ sẽ dễ dẫn đến tử vong hơn ở những người vốn đã bị bệnh thận mạn tính.

Theo tiến sỹ Davendra Mehta, một chuyên gia về tim mạch tại Đại học Y Icahn và giám đốc điện sinh lý tim tại Bệnh viện Mount Sinai St. Luke, New York, thì từ lâu, rất nhiều chuyên gia đã biết rằng bệnh rung nhĩ không tốt cho bệnh thận mạn tính, nhưng, ảnh hưởng của bệnh thận mạn tính lên nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh rung nhĩ chỉ mới được nhận ra gần đây.

Mối liên quan giữa rung nhĩ và bệnh thận mạn tính

Một số nghiên cứu gợi ý rằng, bệnh thận mạn tính có thể là một yếu tố nguy cơ cho việc phát triển rung nhĩ. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of the American Heart Association xuất bản năm 2012, đã theo dõi 55.000 người bị bệnh thận mạn tính và giai đoạn muộn của bệnh thận mạn tính sẽ làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ lên khoảng 13%.

Theo thống kê, cứ 5 người bị bệnh thận mạn tính thì sẽ có 1 người bị rung nhĩ. Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể kết luận được là bệnh thận mạn tính gây ra bệnh rung nhĩ hay ngược lại, bệnh rung nhĩ mới là nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn tính bởi 2 tình trạng bệnh này có rất nhiều yếu tố nguy cơ chung. Bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim sung huyết, người cao tuổi và nam giới là những yếu tố nguy cơ chung của cả 2 tình trạng bệnh này. Do vậy, rất khó để xác định ảnh hưởng lẫn nhau của 2 bệnh này.

Tuy nhiên, một số khía cạnh về mối liên quan giữa bệnh rung nhĩ và bệnh thận mạn tính đang ngày một trở nên rõ ràng hơn. Nguyên nhân vì sao bệnh rung nhĩ sẽ làm bệnh thận nặng hơn hiện đã được làm rõ. Bệnh rung nhĩ làm giảm lưu lượng máu chảy, do vậy, sẽ làm tăng áp lực lên thận. Rung nhĩ cũng có thể sẽ tạo ra các cục máu động nhỏ và những cục máu đông này có thể di chuyển tới thận, làm tăng các tổn thương tại thận.  Tuy nhiên, tại sao bệnh thận lại làm tăng nguy cơ đột quỵ hiện vẫn chưa rõ và cần được nghiên cứu thêm.

Làm thế nào để làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính và rung nhĩ?

Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc cả 2 bệnh này là trao đổi với bác sỹ để kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ. Cho dù bạn mới chỉ có nguy cơ hoặc đã mắc một trong hai tình trạng bệnh này rồi, thì hãy tuân thủ các bước dưới đây để tránh khỏi cả tình trạng rung nhĩ và bệnh thận mạn tính.

  • Hạ cholesterol máu xuống ngưỡng an toàn cho phép và cố gắng duy trì cholesterol máu ở ngưỡng này.
  • Tránh sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn
  • Thường xuyên luyện tập thể thao
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý
  • Duy trì huyết áp ở ngưỡng an toàn
  • Đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn caffein và đồ uống có cồn
  • Không hút thuốc lá

Nếu bạn đã bị rung nhĩ, mắc bệnh thận mạn tính hoặc mắc cả 2 tình trạng bệnh này, bác sỹ sẽ theo dõi sức khỏe của bạn rất chặt chẽ. Việc này sẽ giúp bạn sống tự tin hơn với bệnh rung nhĩ và giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ của bạn.

Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm