Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Công dụng tuyệt vời từ A đến Z của muối

Theo nhiều nghiên cứu về muối, với một lọ muối nhỏ sẽ cho chúng ta khoảng 14.000 cách sử dụng khác nhau.

Ngoài ra, muối không chỉ rẻ, hữu dụng, mà nó còn rất đa năng. Với một lọ muối nhỏ, các bạn xem thử có thể làm được những gì với những gợi ý sau.

Muối dùng chăm sóc nhà cửa

Muối diệt kiến: Nhà bạn nhiều kiến, bạn có thể rắc muối ở cửa ra vào, ngách cửa sổ và bất cứ chỗ nào kiến chui vào trong nhà. Cách này có thể đuổi kiến hiệu quả.

Hay thêm môt chút muối vào nước cắm hoa thì hoa sẽ được tươi lâu hơn.

Muối còn giúp bít lỗ trên tường. Muốn bít các lỗ đinh hoặc vết lở trên tường thạch cao, lấy 2 muỗng muối và 2 muỗng bột bắp trộn với khoảng 5 muỗng nước.

Muối diệt cỏ: Nếu cỏ dại mọc ở kẽ hở giữa các khối gạch hay khối đá trong vườn. Bạn hãy rắc muối vào các kẽ này rồi tưới nước.

Ảnh minh họa

Muối dùng để lau chùi đồ dùng gia đình

Trong việc lau chùi, muối cũng rất hữu dụng như: tẩy vết trắng trên bàn gỗ để lại bởi ly nước và đĩa nóng bằng cách trộn muối với dầu thực vật rồi đem chà nhẹ lên vết dơ.

Chùi chảo gang dính mỡ: Rắc nhiều muối vào chảo rồi lấy khăn giấy chùi sạch.

Rửa tách trà/ cà phê cáu bẩn: Lấy muối trộn với xà-bông rửa chén rồi chà nhẹ lên vết cáu bẩn. Hay trộn dung dịch baking soda pha muối dùng để lau tủ lạnh sẽ làm mất mùi bên trong mà không phải dùng hóa chất.

Làm sạch những chỗ sắt rỉ: Muối và chanh với đủ nước để làm thành bột nhão. Sau đó chà lên chỗ sắt rỉ, để cho khô, rồi lầy khăn mềm và khô chà sạch.

Muối dùng giặt, tẩy vết bẩn trên quần áo

Tẩy vết rượu vang: Lấy khăn hay giấy thấm rượu lau càng, nhiều càng tốt, rồi rắc ngay muối lên chỗ rượu vang đổ. Muối sẽ giúp hút hết rượu ra khỏi các sợi vải của khăn bàn. Sau bữa ăn, ngâm khăn bàn vào nước lạnh trong 30 phút trước khi đem giặt (cách này cũng hiệu nghiệm cho quần áo).

Gột vết dơ của mồ hôi trên quần áo: Pha bốn muỗng ăn muối vào trong 750ml nuớc nóng, rồi nhúng miếng bọt biển vào trong dung dịch, chà lên vết dơ trên quần áo hay nhúng quần áo vào nước muối lạnh, sau đó giặt với nước xà-bông ấm rồi bỏ vào nước đem đun sôi có thể loại bỏ áo bị dính máu.

Chăm sóc cá nhân

Làm kem đánh răng: Trộn một phần muối với hai phần baking soda. Dùng bàn chải đáng răng chà hỗn hợp lên răng giống như thường lệ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc dùng nước muối để làm sạch răng giả.

Làm nước súc miệng: Pha môt phần muối và một phần baking soda vào trong nước sẽ giúp làm mất mùi hôi miệng.

Trị các bệnh về miệng: Nếu miệng bị loét, hãy súc miệng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày.

Trị vết muỗi cắn: Vã nước muối lên chỗ muỗi đốt cho đỡ ngứa. Có thể dùng cao dán gồm muối trôn với dầu ô liu cũng hiệu nghiệm.

Trị viêm họng: Thường xuyên súc miệng với nước pha muối.

Ảnh minh họa

Làm đẹp bằng muối

Tẩy tế bào chết bằng muối biển: Đây là phương pháp tự nhiên và an toàn cho da, đồng thời làm mịn da khô và đem lại cho bạn cảm giác mềm mại tuyệt vời. Để tẩy tế bào chết bạn thực hiện như sau: Trộn 1/4 chén muối với 1/2 đến 3/4 chén dầu hạnh nhân, dầu vừng.

Mặt nạ từ muốn biển: Đây là loại mặt nạ rất hữu ích cho làn da dễ bị nhờn hoặc mụn trứng cá vì nó có tác dụng giảm viêm, cân bằng lượng dầu trên da và chữa những vết mụn. Để đắp mặt nạ muối biển bạn chỉ cần hòa tan muối vào nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn với 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất tinh khiết. Sau đó, đắp mặt nạ và chờ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Muối biển dùng để tẩy rửa cơ thể rất tốt. Chúng giúp loại bỏ các tạp chất dính trên da bạn suốt một ngày dài làm việc mệt mỏi, giúp cơ thể thư giãn và cảm thấy nhẹ nhõm. Hãy cho một ít muối biển vào bồn tắm của bạn, thêm một ít tinh dầu thơm và ngâm mình trong bồn khoảng 20-30 phút. Muối biển sẽ làm ẩm da của bạn, giúp loại bỏ độc tố và bụi bẩn trên cơ thể.

Tấn Bình - Theo SKGĐ
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm