Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải mã bệnh “tự thối rữa” của những người đi biển

Vào thế kỷ 17 - 18, một căn bệnh lạ mà những người đi biển dài ngày thường mắc phải đã được biết đến như một kẻ giết người đáng sợ.

Vào thế kỷ 17 - 18, một căn bệnh lạ mà những người đi biển dài ngày thường mắc phải đã được biết đến như một kẻ giết người đáng sợ. Gần nửa thế kỷ sau đó, James Lind - một trong những bác sĩ thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã tìm ra cách chữa khỏi căn bệnh. Điều bất ngờ là biện pháp điều trị giúp nhà khoa học chinh phục căn bệnh chết người này lại khá đơn giản, đó chính là những chất có trong trái cây họ cam quýt.

Chứng bệnh lạ

Vào thế kỷ 18, điều mà các thủy thủ sợ hãi nhất trong những chuyến đi biển dài ngày không phải là sóng to, gió bão, hay những trận chiến đấu sinh tử trên biển mà là một căn bệnh lạ. Năm 1740, một đoàn thám hiểm người Anh đã băng qua Thái Bình Dương để đến Tây Ban Nha. Trong chuyến hành trình dài ngày lênh đênh trên biển, hơn 1.300 thủy thủ đoàn trong tổng số 2.000 người đã bị chết do căn bệnh này. Theo những gì được ghi chép lại, căn bệnh  đã khiến con tàu thám hiểm mất đi gần như toàn bộ phi hành đoàn, bắt đầu với các triệu chứng da thịt bị hủy hoại, nướu răng dần dần bị thối rữa. Căn bệnh đã dày vò các thủy thủ và khiến họ chết dần, chết mòn trong đau đớn và nỗi sợ hãi khủng khiếp.

BS. James Lind - Cha đẻ của y học Hải quân Hoàng gia Anh .

Tại thời điểm đó, vì không hiểu rõ nguyên nhân của căn bệnh, thuyền trưởng của con tàu đã cho áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau như: sử dụng mạch nha hoặc dưa bắp cải... trong khi đó một số thủy thủ đoàn tự điều trị bằng loại thuốc có tên vitriol (một dung dịch loãng của axit sunfuric) và những bùa phép nhằm chống lại căn bệnh. Chỉ một số ít người còn sống sót sau chuyến hành trình dài ngày trên biển mà qua được căn bệnh lạ đáng sợ này.

Đến năm 1622, nhà thám hiểm Richard Hawkins đã ghi nhận việc sử dụng chanh và cam trong các chuyến đi biển dài ngày giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh tật. Khi đó, ông đã ghi chép lại song hiểu biết của ông về tác dụng của các loại quả họ cam, quýt và chanh vẫn còn ít được phổ biến cho đến khi James Lind - người được mệnh danh là cha đẻ của y học Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với vitamin C có trong các loại quả họ cam, quýt.

James Lind là con trai của một thương gia người Anh sống tại thành phố Edinburgh. Ông từng theo học ngành y và trở thành một y sĩ làm việc trong thành phố trước khi gia nhập Hải quân Hoàng gia và trở thành một bác sĩ phẫu thuật trong những năm cuối thập niên 1730.

Ông đã dành nhiều năm để quan sát ảnh hưởng của một chứng bệnh lạ xuất hiện trên cánh tay ở người tương tự như triệu chứng của căn bệnh xuất hiện trên các thủy thủ đoàn năm 1940.

Năm 1747, trên tàu HMS Salisbury, ông đã thực hiện một trong những thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát đầu tiên được ghi trong lịch sử khoa học y tế. Ông chia 12 người đàn ông bị mắc bệnh trên tàu thành 6 cặp và xử lý bệnh ở mỗi cặp bệnh nhân bằng những biện pháp khác nhau, bao gồm: một lít rượu táo mỗi ngày; 25 giọt thuốc trường vitriol, ba lần một ngày; một nửa lít nước biển một ngày; hạt nhục đậu khấu, mù tạt hạt giống, củ cải, nhựa thơm Peru, kẹo cao su... ba lần một ngày; hai muỗng giấm, ba lần một ngày; và cuối cùng là hai quả cam và một trái chanh mỗi ngày. Đến cuối tuần, những người bệnh được điều trị bằng cam và chanh đã hồi phục đáng kể và khỏe mạnh đủ để có thể chăm sóc cho những người khác.

Nghiên cứu này của James Linds trên tàu HMS Salisbury đã đánh dấu những hiểu biết đầu tiên của nhân loại về căn bệnh lạ này. Năm 1753, giá trị từ những ghi chép của James về căn bệnh lạ thậm chí còn được coi trọng hơn cả những nỗ lực thống nhất quân sự của Pháp và Tây Ban Nha.

Các biểu hiện của căn bệnh đã dày vò các thủy thủ.

Và nguyên nhân

Hầu hết các loài động vật có thể tự sản xuất vitamin C trong cơ thể - ngoại trừ con người, khỉ và lợn guinea. Trong trường hợp bị thiếu vitamin, collagen - một protein được tìm thấy trong các mô của cơ thể như da không thể được thay thế dẫn đến sự sụp đổ mô, hủy hoại cơ thể.

Một chế độ ăn không có vitamin C có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh lý này chỉ trong vòng 4 tuần. Bệnh nhân người lớn có thể bị mệt mỏi, chảy máu nướu răng, đau khớp, khó thở, vết thương chậm lành và các vấn đề tim có khả năng gây tử vong.

Sau khi TS. Lind phát hiện ra tình trạng thiếu vitamin C dẫn đến căn bệnh lạ của thủy thủ đoàn, ông đã được bổ nhiệm vào một vị trí bác sĩ tại Bệnh viện Hoàng gia tại Haslar, Hampshire, Anh.

Năm 1795, một năm sau khi TS. Lind qua đời, nước cốt chanh chính thức được đưa vào danh mục thực phẩm bắt buộc phải có trên các tàu của lực lượng Hải quân Hoàng gia.

Năm 1928, căn bệnh lạ do thiếu vitamin C của các thủy thủ đoàn đã hoàn toàn được chinh phục một cách hiệu quả và TS. Lind được nhớ đến như một người anh hùng đối với lực lượng hải quân nước này vì đã có công lớn trong việc phát hiện ra công dụng của vitamin C trong việc đẩy lùi căn bệnh chết người từng là nỗi ám ảnh của những người đi biển.

Minh Ngọc - Theo Sức khỏe & Đời sống/ DailyMail
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm