Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chứng sợ không gian hẹp

Chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là một nỗi ám ảnh về tình huống, thường bắt đầu bằng cảm giác lo lắng và sợ hãi tột độ khi ở trong không gian hẹp hoặc ở chốn đông người. Chứng sợ không gian hẹp thường xảy ra khi bị khóa trong một phòng kín không có cửa sổ, bị mắc kẹt trong thang máy đông người hoặc lái xe trên đường bị tắc nghẽn.

Chứng sợ không gian hẹp là một trong số những nỗi ám ảnh phổ biến nhất. Nếu bạn mắc phải chứng sợ không gian hẹp, bạn sẽ cảm thấy hoảng loạn, mặc dù bản thân chứng sợ không gian hẹp không phải là một rối loạn hoảng loạn. Đối với một số người, chứng sợ không gian hẹp có thể tự biến mất, nhưng với một số người khác, có thể sẽ cần được trị liệu để đối phó với các triệu chứng bệnh.

Triệu chứng

Triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với không gian hẹp, ví dụ như ở trong phòng đóng kín hoặc ở nơi đông người. Thế nào được coi là một không gian hẹp thì lại rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ở từng người.

Các triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp bao gồm:

  • Vã mồ hôi
  • Run sợ
  • Bốc hỏa
  • Cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi tột độ
  • Cảm thấy lo lắng
  • Thở dốc, khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Tăng thông khí phổi
  • Đau tức ngực
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt nhẹ hoặc ngất
  • Bị lú lẫn, mất phương hướng.

Những triệu chứng này có thể ở mức độ vừa hoặc nặng. Nếu bạn là người bị chứng sợ không gian hẹp, bạn cũng có thể sẽ:

  • Tránh các tình huống khiến triệu chứng xuất hiện, ví dụ như tránh đi máy bay, tàu điện, đi thang máy hoặc đi ô tô trong giờ tắc đường.
  • Luôn có phản ứng tìm kiếm lối thoát hiểm ở bất cứ nơi nào bạn đặt chân đến
  • Cảm thấy sợ hãi và luôn lo lắng rằng, cánh cửa phòng sẽ đột ngột đóng lại khi bạn đang ở trong phòng.
  • Ở nơi đông người, bạn sẽ chọn chỗ ngồi gần cửa hoặc ngay đối diện với cửa ra vào.

Rất nhiều tình huống khác nhau có thể gây ra chứng sợ không gian hẹp, bao gồm:

  • Ở trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ
  • Điều khiển máy bay hoặc ô tô nhỏ
  • Mắc kẹt trong thang máy đông người
  • Đang phải tiến hành chụp cộng hưởng từ hoặc chụp CT
  • Ở trong một căn phòng lớn, nhưng lại rất đông người, như tại một bữa tiệc hoặc một buổi hòa nhạc

Các địa điểm khác có thể gây ra chứng sợ không gian hẹp bao gồm:

  • Nhà vệ sinh công cộng
  • Tại cửa xoay
  • Phòng thay đồ tại câcc cửa hàng quần áo
  • Hang động, hoặc các không gian cần phải bò
  • Đường hầm

Chứng sợ không gian hẹp của bạn cũng có thể có nguyên nhân là các tình huống không được liệt kê ở trên. Định nghĩa và không gian hẹp của bạn cũng có thể sẽ khác với định nghĩa của mọi người. Nguyên nhân là bởi mọi người sẽ có cảm giác khác nhau về không gian riêng tư hoặc không gian gần. Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng, những người có định nghĩa không gian gần ở quanh họ rộng hơn thì sẽ dễ mắc phải chứng sợ không gian hẹp khi khoảng không ở xung quanh họ bị thu hẹp lại. Do vậy, nếu không gian riêng tư của bạn là khoảng 1.8m (6 feet) và mọi người chỉ đứng cách bạn 1.2m (4 feet), bạn có thể sẽ bắt đầu cảm thấy hoảng loạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chứng sợ không gian hẹp hiện vẫn chưa được biết rõ. Các yếu tố môi trường có thể đóng một phần rất quan trọng. Mọi người thường sẽ mắc phải chứng sợ không gian hẹp trong thời kỳ thơ ấu hoặc niên thiếu.

Chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến các rối loạn chức năng hạch hạnh nhân – một phần của não bộ kiểm soát sự sợ hãi. Nỗi ám ảnh về không gian hẹp có thể có nguồn gốc từ một sự kiện chấn động trong cuộc đời, ví dụ:

  • Bị mắc kẹt tại một nơi chật hẹp hoặc tại chỗ đông người trong khoảng thời gian rất dài
  • Trải qua các biến động khi đi máy bay
  • Bị phạt bằng hình thức khóa trái trong một không gian hẹp, ví dụ như ở trong phòng
  • Bị mắc kẹt trong một phương tiện công cộng đông người
  • Bị vô tình bỏ quên trong một không gian hẹp, ví dụ như tủ quần áo

Bạn cũng sẽ dễ mắc phải chứng sợ không gian hẹp nếu bạn lớn lên cùng cha, mẹ hoặc thành viên trong gia đình cũng mắc phải chứng bệnh này. Nếu trẻ nhỏ nhìn thấy người thân trở nên sợ hãi bởi một không gian khép kín, nhỏ hẹp, chúng cũng sẽ bắt đầu có nỗi sợ hãi và lo lắng trong hoàn cảnh tương tự.

Chẩn đoán

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu các triệu chứng của bạn kéo dài. Đừng đợi cho đến khi chứng sợ không gian hẹp vượt quá sức chịu đựng của bạn. Chẩn đoán sớm có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Bác sỹ sẽ xem xét các triệu chứng và khám lâm sàng cho bạn. Bác sỹ cũng sẽ tính đến các yếu tố về tiền sử, ví dụ như các nỗi sợ hãi tột độ mà:

  • Không liên quan đến các rối loạn khộng
  • Có thể có nguyên nhân là do một sự kiện có thể dự đoán trước được
  • Gây ra trạng thái lo âu liên quan đến môi trường
  • Gây cản trở đến các hoạt động thường ngày

Điều trị

Chứng sợ không gian hẹp thường được điều trị bởi các chuyên gia tâm lý. Nhiều loại tư vấn có thể giúp bạn vượt qua được nỗi sợ hãi và kiểm soát các nguyên nhân gây sợ hãi. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ về loại trị liệu phù hợp nhất với bạn.

Trị liệu về nhận thức hành vi (CBT)

Một chuyên gia chuyên về trị liệu nhận thức hành vi sẽ dạy bạn cách kiểm soát và thay đổi các ý nghĩ tiêu cực hình thành từ các tình huống gây ra chứng sợ không gian hẹp. Bằng việc học cách thay đổi những suy nghĩ của mình, bạn có thể học cách thay đổi phản ứng của mình với những tình huống gây sợ hại.

Trị liệu cảm xúc hành vi một cách hợp lý (REBT)

REBT là một dạng định hướng hành vi của trị liệu nhận thức hành vi, tập trung vào hiện tại. REBT sẽ giải quyết các thái độ, cảm xúc và hành vi không tốt cho sức khỏe. REBT sử dụng kỹ thuật gọi là “disputing” (chống lại) để giúp mọi người phát triển những niềm tin thực tế và tốt cho sức khỏe.

Thư giãn và tưởng tượng

Các chuyên gia trị liệu sẽ cung cấp cho bạn nhiều kỹ thuật thư giãn và tưởng tượng khác nhau để sử dụng khi bạn ở trong tình huống dễ gây ra các triệu chứng hoảng sợ. Các kỹ thuật bao gồm luyện tập đếm ngược từ 10 đến 1 hoặc tưởng tưởng a một không gian an toàn. Những kỹ thuật này có thể sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và làm giảm triệu chứng hoảng sợ.

Trị liệu tiếp xúc

Trị liệu tiếp xúc là biện pháp thường được sử dụng để điều trị các rối loạn lo âu và chứng hoảng sợ. Trong cách trị liệu này, bạn sẽ được đặt trong một không gian an toàn nhưng sẽ gây ra chứng sợ không gian hẹp của bạn để học được cách đương đầu và vượt qua nỗi sợ hãi của bạn. Nguyên tắc của phương pháp này là, bạn càng đối mặt nhiều với nỗi sợ hãi của bản thân mình, bạn càng ít sợ hơn.

Dùng thuốc

Bác sỹ có thể sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc giảm lo âu cho bạn để giúp điều trị tình trạng hoảng loạn và các triệu chứng về thể chất của bạn. Thuốc thường được dùng bổ sung ngoài việc tiến hành trị liệu.

Triển vọng

Chứng sợ không gian hẹp có thể điều trị được và mọi người đều có thể hồi phục được sau rối loạn này. Với một số người, chứng sợ không gian hẹp sẽ biến mất khi họ lớn dần lên. Nếu chứng bệnh này không biến mất, có rất nhiều cách bạn có thể điều trị nỗi sợ hãi và các triệu chứng của bạn, cũng như kiểm soát các tình huống gây sợ hãi để có thể sống tích cực và trọn vẹn hơn.

Mẹo kiểm soát chứng sợ không gian hẹp

Rất nhiều người mắc chứng bệnh này sẽ tránh các tình huống, không gian gây ra rối loạn của họ. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài bởi bạn hoàn toàn có thể bị sợ hãi bởi những tình huống không thể tránh được. Có rất nhiều cách giúp bạn đối phó với rối loạn này:

  • Hít thở sâu, chậm, trong lúc đếm từ 1 đến 3 với mỗi hơi thở
  • Tập trung suy nghĩ về một điều gì đó an toàn
  • Tự nhắc nhở mình rằng nỗi sợ hãi của bạn sẽ qua đi
  • Tưởng tượng và tập trung vào một nơi hoặc một khoảnh khắc nào đó khiến bạn bình tĩnh

Điều quan trọng là bạn không chống lại nếu cơn sợ hãi xảy ra. Bạn có thể sẽ muốn ngừng cơn sợ hãi lại, nhưng nếu không thể làm được việc này, sự lo lắng của bạn sẽ càng tăng lên và làm bạn càng sợ hãi hơn. Thay vào đó, hãy chấp nhận rằng, cơn sợ hãi đang đến, nhắc nhở bản thân rằng việc trải qua cảm giác này không sao cả, tự thuyết phục bản thân rằng cơn sợ hãi sẽ không đe dọa tính mạng và nhớ rằng, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm