Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thay đổi của phụ nữ khi mang thai và sau sinh

Cơ thể phụ nữ có thể thay đổi nhiều trong quá trình mang thai, thậm chí không biến mất sau vài năm sinh con.

Mang thai là niềm hạnh phúc tuyệt vời mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong chờ. Trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Những thay đổi này có thể cảm nhận dễ dàng như tăng cân, thay đổi kích thước ngực, rụng tóc,... ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể người mẹ. Rất may mắn, hầu hết tình trạng đều cải thiện sau khi sinh.

Kích thước và hình dạng ngực của phụ nữ sẽ thay đổi khi mang thai. (Ảnh: Firstcryparenting).

Thay đổi kích thước và hình dạng vú

Theo Medicinenet, sau khi mang thai và sinh con, ngực của phụ nữ có thể thay đổi về hình dạng và kích thước. Kích thước ngực có thể phát triển lên đến hai cỡ trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú.

Sau khi mang thai, mức độ estrogen và progesterone của phụ nữ giảm đáng kể, trong khi prolactin, hormone giúp bạn tạo sữa mẹ, tăng đột biến. Điều này có thể làm cho kích thước ngực tăng lên. Ngoài ra, hình dạng vú của phụ nữ có thể thay đổi vĩnh viễn vì sự căng sữa làm lỏng các dây chằng ở ngực, khiến ngực chảy xệ.

Vú sẽ sưng, đau và tiết sữa trong vài ngày sau khi sinh. Bạn có thể bị rỉ sữa trong vài tuần cho dù có cho con bú hay không. Sau khi bạn cai sữa, ngực sẽ co lại đáng kể và có thể chảy xệ.

Kích thước bàn chân lớn hơn

Tăng cân và thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ cũng có thể làm thay đổi kích cỡ giày của phụ nữ. Bàn chân thường sưng lên khi mang thai và có thể không trở lại kích thước trước đó.

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ (ACOG), phụ nữ có cân nặng bình thường có thể tăng 11-16 kg khi mang thai. Lượng cân nặng tăng lên khi mang thai có thể gây áp lực lên bàn chân, gây bẹt vòm bàn chân.

Ngoài ra, loại hormone có tên là relaxin làm giãn dây chằng để tạo khoảng trống cho thai nhi có thể làm giãn các dây chằng cơ ở bàn chân. Vì vậy, khi trọng lượng cơ thể tăng đột biến sẽ tạo áp lực lên bàn chân, khiến bàn chân dễ bị bẹp hoặc dài ra.

Đau lưng

Nhiều phụ nữ bị đau lưng khi mang thai. Nguyên nhân là các dây chằng giãn và căng ra để cơ thể thích ứng với em bé đang lớn và sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Điều này gây áp lực lên các khớp và dẫn đến đau lưng. Ngoài ra, cân nặng tăng và thai nhi có thể tạo áp lực lên cột sống và gây đau.

Đau lưng có thể tiếp tục trong một thời gian sau khi bạn sinh con. Một số nghiên cứu cho thấy chứng đau lưng sau sinh sẽ giảm bớt sau khoảng 6 tháng. Phụ nữ có tiền sử đau lưng, đau lưng khi mang thai và thừa cân sau khi mang thai có thể có nguy cơ gặp các vấn đề về lưng lâu dài sau khi sinh con.

Thay đổi âm đạo

Theo India Times, khi phụ nữ mang thai và sinh thường, âm đạo sẽ giãn ra để cho em bé ra ngoài. Điều này có thể khiến âm đạo bị bầm tím và sưng tấy. Tình trạng này là bình thường và sẽ giảm sau vài ngày. Nhưng theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), âm đạo có thể vĩnh viễn không trở lại hình dạng như trước khi sinh.

Phụ nữ mang thai cũng dễ bị khô âm đạo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra điều này có thể tồi tệ hơn đối với phụ nữ đang cho con bú vì họ có mức độ estrogen (hormone sinh dục nữ) thấp hơn. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ cải thiện theo thời gian hoặc khi bạn ngừng cho con bú.

Thay đổi trên da

Theo Tạp chí Da liễu Anh, do sự tăng và giảm trọng lượng cơ thể trước và sau khi mang thai, phụ nữ có thể xuất hiện các vết rạn da màu hồng và đỏ trên cơ thể. Tuy nhiên, những dấu vết này không biến mất hoàn toàn, chỉ có thể nhạt dần hoặc khó nhận biết theo thời gian.

Trong khi đó, giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch bị sưng lên. Chúng có thể có màu xanh lam hoặc tím sẫm, và thường có dạng cục, phồng hoặc xoắn. Tình trạng này có thể gây khó chịu nhưng không có hại. Phụ nữ có thể bị suy giãn tĩnh mạch trong thời gian mang thai và sẽ cải thiện nhiều sau khi sinh con.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy một số mảng sẫm màu trên da khi mang thai. Sắc tố da (nám da) có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Điều này phổ biến hơn ở những phụ nữ có loại da sẫm màu và ít phổ biến ở phụ nữ da trắng hoặc rất tối.

Sắc tố da liên quan thai kỳ thường tự biến mất trong vòng một năm. Phụ nữ có thể sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - nguyên nhân khiến tình trạng sắc tố da tồi tệ hơn.

Những vết rạn da xuất hiện trên cơ thể phụ nữ khi mang thai không thể biến mất hoàn toàn, chỉ mờ dần theo thời gian.

(Ảnh: Medicalnewstoday).

Giảm ham muốn tình dục

Sau khi mang thai và sinh con, nhiều người có thể cảm thấy ham muốn tình dục của họ mất dần đi. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể mất đến một năm để trở lại bình thường.

Điều này không chỉ là do mức độ thấp của estrogen, thay đổi trong cơ thể mà việc chăm sóc trẻ mới sinh cũng có thể khiến phụ nữ mệt mỏi, căng thẳng, dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

Rụng tóc

Hầu hết phụ nữ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Do sự thay đổi nội tiết tố, phụ nữ rụng tóc nhiều trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Bạn có thể nhận thấy tóc rụng nhiều hơn dọc theo đường chân tóc ở đỉnh trán.

Rụng tóc khi mang thai và sau sinh là điều phổ biến nhưng có thể ảnh hưởng sự tự tin ở phụ nữ. Tình trạng này là tạm thời. Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng rụng tóc sẽ hết sau 15 tháng kể từ khi sinh con.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những thay đổi của cơ thể sau khi sinh con.

Phương Mai - Theo zingnews.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm