Một số thay đổi của cơ thể sau khi mang thai rất phổ biến, như bị rạn da và da chảy xệ, tuy nhiên, một số thay đổi khác sẽ hiếm gặp hơn và chỉ xảy ra với một số phụ nữ. Nếu bạn có kế hoạch mang thai trong tương lai, bạn nên chuẩn bị tinh thần để đón nhận những sự thay đổi sau.
Rụng tóc, hoặc tóc bạn sẽ đổi màu hoặc thay đổi cấu trúc
Mang thai khiến rất nhiều phụ nữ có mái tóc bóng và dày dặn hơn.Tăng lượng estrogen trong quá trình mang thai sẽ hỗ trợ quá trình mọc tóc và giảm bớt tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, khi các nang tóc trở về trạng thái bình thường sau khi sinh, thì một số phụ nữ lại bắt đầu bị rụng tóc nhiều hơn, vào khoảng 3 tháng sau khi sinh. Mặc dù vậy, tình trạng rụng tóc này có thể ổn định hơn sau 1 -2 năm và chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi nào, rụng tóc và khô tóc trở nên quá mức, háy đi khám bác sỹ để nhận được lời khuyên và điều trị thích hợp.
Cũng rất nhiều phụ nữ báo cáo lại rằng, cấu trúc tóc hoặc màu tóc của họ thay đổi sau khi sinh con, mặc dù những tình trạng này ít phổ biến hơn.
Ngực của bạn sẽ bị xệ xuống
Sau khi ngực của bạn ngừng sản xuất sữa, bạn có thể sẽ phải mặc áo ngực với size nhỏ hơn so với lúc trước khi bạn mang bầu. Ví dụ, một người phụ nữ trước khi mang thai mặc áo ngực size B có thể sẽ tăng lên thành size D khi mang thai và sau đó sẽ chỉ còn size A sau quá trình cho con bú. Ngực của người phụ nữ sau khi cho con bú sẽ bị mất đi độ đàn hồi, do vậy không đầy đặn như trước kia nữa.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi
Bạn không chỉ phải chịu đựng tình trạng ra máu sau khi sinh con mà còn phải chịu đựng chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ khác hơn so với trước. Chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ trở lại sau 2 tháng bạn ngừng cho con bú. Việc chu kỳ kinh nguyệt trở nên kéo dài hơn, ra nhiều máu hơn so với trước khi mang thai là vô cùng phổ biến và cho tới nay, các bác sỹ vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Cơ thể bạn sẽ to hơn
Chắc chắn bạn biết rằng bụng bạn sẽ to hơn đáng kể sau 9 tháng mang thai. Nhưng có thể bạn không nhận ra rằng cùng với việc tử cung giãn rộng ra vì em bé, thì lồng ngực của bạn cũng sẽ phải mở rộng hơn. Và để đường ra của em bé dễ dàng hơn, hông của bạn cũng sẽ phải nở rộng ra. Tuy vậy, sau khi mang thai, các xương sườn và hông sẽ không thể trở về vị trí cũ được nữa. Kể cả khi bạn trở về với cân nặng trước khi sinh, thì hình dáng cơ thể bạn cũng đã bị thay đổi khác đi rất nhiều rồi.
Vệt sẫm màu ở dưới rốn của bạn sẽ không mờ đi
Do sự thay đổi hormone trong các tháng mang thai, nên một số vùng da của cơ thể, ví dụ như phần núm vú, có thể sẽ trở nên tối màu hơn. Và có thể, bạn sẽ xuất hiện một đường tối màu chạy dọc theo bụng. Khi lượng hormone trở về mức bình thường sau khi sinh, một số thay đổi về da sẽ biến mất, nhưng một số thay đổi sẽ còn lại mãi.
Nếu đường tối màu chạy dọc theo bụng của bạn không biến mất và khiến bạn không tự tin, bạn nên trao đổi với chuyên gia da liễu để giải quyết tình trạng này.
Chân của bạn sẽ to hơn
Khi bạn mang thai, tất cả mọi cơ quan trong cơ thể sẽ sưng phù lên và khiến việc đi giày trở nên khó khăn với bạn hơn. Và bạn nghĩ rằng sau khi sinh, bạn có thể đi vừa đôi giày yêu thích từ trước khi sinh? Không hẳn vậy. Các bằng chứng cho thấy rằng trong quá trình mang thai, phần mu bàn chân có thể sẽ phồng lên và chiều dài bàn chân sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là size giày của bạn sẽ tăng lên vĩnh viễn.
Ngón tay của bạn sẽ to lên
Tình trạng sưng phù cũng sẽ xảy ra với bàn tay của bạn, bao gồm cả ngón tay. Và nếu bạn để ý, thì chiếc nhẫn của bạn sẽ không còn vừa tay bạn sau khi sinh nữa. Bạn sẽ có thể nhận thấy rằng, các khớp ngón tay của bạn cũng sẽ thay đổi hình dạng. Chưa có dữ liệu nào cho thấy sự thay đổi hình dạng các khớp ngón tay là tạm thời hay mãi mãi cả. Có thể sẽ tốn thời gian, nhưng một khi cân nặng của bạn trở về mức bình thường, bạn có thể lại sẽ đeo vừa chiếc nhẫn.
Tửu lượng của bạn sẽ giảm đi
Sau khi sinh, tửu lượng của bạn sẽ không còn tốt như trước nữa. Sau khi em bé ra đời và bạn có thể bắt đầu uống được rượu trong các bữa tiệc hoặc các cuộc xã giao, bạn có thể sẽ bị say mặc dù mới chỉ uống nửa chén.
Việc này liên quan đến tần suất sử dụng rượu. Bạn đã trải qua gần 40 tuần không sử dụng rượu bia, do vậy, mức dung nạp rượu bia của cơ thể sẽ giảm xuống. Ngoài ra, những vấn đề đi kèm với việc sinh con, ví dụ như mất ngủ cũng sẽ khiến bạn nhạy cảm với đồ uống có cồn hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cuộc sống sau khi sinh của mẹ như thế nào?
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.