Điều trị và phòng tránh viêm xoang trong khi mang thai
Mang thai sẽ có những triệu chứng riêng. Một số ngày bạn có thể cảm thấy thể chất và tinh thần rất tốt, những ngày khác bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Nhiều phụ nữ bị ốm nghén, mệt mỏi và đau lưng trong suốt 9 tháng mang thai.
Mắc viêm xoang trong khi đang mang thai có thể gây tổn hại đến cơ thể. Sau đây là cách ngăn ngừa và điều trị viêm xoang.
Các triệu chứng của viêm xoang trong thai kỳ
Viêm xoang có thể phát triển ở bất kỳ thời điểm nào trong ba tháng đầu, ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Đây là tình trạng viêm và nhiễm trùng trong niêm mạc xoang của bạn. Các xoang là các khoang chứa khí xung quanh mặt và mũi.
Viêm xoang có thể gây ra các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
Các triệu chứng có thể đáng lo ngại, nhưng có nhiều cách để điều trị và ngăn ngừa viêm xoang trong thai kỳ.
Nguyên nhân gây viêm xoang?
Các triệu chứng của viêm xoang có thể giống với các triệu chứng của các tình trạng khác, như dị ứng và cảm lạnh thông thường. Viêm xoang cấp tính có thể kéo dài đến bốn tuần. Viêm xoang mạn tính có thể kéo dài hơn 12 tuần. Viêm xoang trong khi mang thai có thể do nhiễm vi-rút, vi khuẩn hoặc nấm.
Trong một số trường hợp, viêm xoang là một biến chứng của cảm lạnh thông thường. Bạn cũng có nguy cơ viêm xoang cao hơn nếu bạn bị dị ứng. Trong cả hai bệnh này, chất nhầy có thể gây bít các xoang, dẫn đến sưng và viêm. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Viêm xoang gây ra các triệu chứng khó chịu. Mặc dù nó có thể làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn trong khi mang thai, các phương pháp điều trị luôn có sẵn.
Điều trị viêm xoang trong khi mang thai
Bạn có thể lo lắng về việc dùng thuốc điều trị viêm xoang trong khi mang thai. Mối quan tâm của bạn là hoàn toàn dễ hiểu. Tin vui là có các loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn khi mang thai.
Ví dụ, bạn có thể giảm đau đầu và đau họng bằng acetaminophen. Hãy chắc chắn rằng bạn uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn.
Các loại thuốc khác có thể an toàn trong khi mang thai. Trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi bạn dùng:
Aspirin không được khuyến cáo trong khi mang thai. Tương tự như vậy, bạn cũng nên tránh dùng ibuprofen trừ khi bạn được bác sĩ giám sát. Ibuprofen có liên quan đến các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như giảm nước ối và sẩy thai.
Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc về các loại thuốc an toàn để điều trị viêm xoang trong khi mang thai.
Các loại thuốc như thuốc ức chế ho, thuốc giảm đau và thuốc thông mũi có thể làm giảm các triệu chứng viêm. Nhưng nếu bạn muốn tránh sử dụng thuốc trong khi mang thai, bạn có thể điều trị các triệu chứng của bạn bằng biện pháp khắc phục tại nhà.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để giảm các triệu chứng viêm xoang của bạn:
Nếu bạn bị đau mặt hoặc đau đầu do viêm xoang, hãy giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc lạnh lên trán hoặc xoa nhẹ trán. Tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm đau đầu do viêm xoang. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng. Nên tránh tắm nước nóng trong thai kỳ.
Khi nào nên đến gặp bác sỹ?
Viêm xoang có thể tự khỏi bằng cách điều trị tại nhà. Nhưng có những lúc bạn nên đi khám bác sĩ.
Hẹn khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện khi sử dụng các thuốc không kê đơn và các biện pháp khắc phục tại nhà, hoặc nếu các triệu chứng của bạn xấu đi.
Liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị sốt cao hơn 38°C, hoặc nếu bạn bắt đầu ho ra chất nhầy màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Cũng gặp bác sĩ nếu bạn bị viêm xoang tái phát.
Viêm xoang nặng không được điều trị làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như viêm màng não
Viêm không được điều trị có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, mắt và da. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác của bạn.
Xét nghiệm viêm xoang trong thai kỳ
Bác sĩ của bạn có thể tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán viêm xoang. Bao gồm:
Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ của bạn cũng có thể cấy dịch xoang để xác định nguyên nhân viêm xoang của bạn. Bạn cũng có thể phải xét nghiệm dị ứng để xem liệu dị ứng có gây ra viêm xoang mãn tính hay không.
Bước tiếp theo
Bị viêm xoang trong khi mang thai không hề thoải mái, nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị viêm xoang cho bạn.
Viêm xoang thường phát triển sau khi bị cảm lạnh thông thường, vì vậy hãy làm mọi cách có thể để tránh bị cảm lạnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Cân nhắc đến việc đeo khẩu trang để bảo vệ mình khỏi vi trùng. Điều quan trọng là phải rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào miệng và mũi của bạn.
Nếu bạn bị dị ứng, hãy hỏi bác sĩ về các thuốc kháng histamine an toàn khi mang thai để kiểm soát các triệu chứng của bạn. Cũng tránh các tình huống có thể kích hoạt một cơn dị ứng bùng phát. Tránh các nơi có mùi hương nặng hoặc khói thuốc lá. Ngừng sử dụng nước hoa và các sản phẩm làm sạch với mùi hôi mạnh.
Không khí khô ngăn ngừa dịch thoát ra từ các xoang, do đó, sử dụng máy làm ẩm để tăng mức độ ẩm trong nhà của bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ viêm xoang.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều trị và phòng ngừa sớm bệnh viêm xoang
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.