Bệnh diễn ra quanh năm
Viêm mũi dị ứng có hai loại: do mùa và quanh năm. Viêm mũi quanh năm khó điều trị hơn, trong khi đó nhiều người Việt Nam lại mắc loại viêm mũi dị ứng này. Hiện nay bệnh đang có xu hướng tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường, thức ăn có nhiều hóa chất, cuộc sống áp lực dễ gây stress làm sức đề kháng cơ thể giảm…
Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, nặng có thể gây nhức đầu. Những triệu chứng như chảy nước mũi, đau mặt, khó thở, đau đầu và mệt mỏi đã làm cho người bệnh rất khó chịu, nhất là khi đang làm việc ở công sở. Nghẹt mũi nhiều khiến người bệnh phải thở bằng miệng làm tăng nguy cơ viêm phế quản, không ngủ được. Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn tới viêm xoang.
Không dễ điều trị dứt điểm
Bản chất của bệnh là do cơ thể mẫn cảm khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên (khói bụi, thay đổi thời tiết, mùi lạ, ô nhiễm…) Việc tránh khỏi những dị nguyên gây bệnh là điều rất khó thực hiện nên mỗi khi có triệu trứng, bệnh nhân đều phải uống thuốc. Các chuyên gia y tế cho rằng sau điều trị, mỗi năm bệnh nhân chỉ tái phát 1 – 3 lần đã được coi là điều trị thành công.
Với cách điều trị dùng thuốc Tây hiện nay, do thuốc chỉ làm giảm nhanh các triệu chứng nên bệnh nhân viêm mũi dị ứng khó được điều trị dứt điểm. Uống thuốc Tây thường xuyên còn khiến nhờn thuốc và gây tác dụng phụ không có lợi cho người bệnh. Muốn chữa bệnh triệt để, người bệnh cần được tác động để thay đổi cơ địa mẫn cảm.
Nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng nặng phải đến bệnh viện điều trị liên tục. Chỉ có phương pháp Giải mẫn cảm đặc hiệu mới điều trị dứt điểm được những trường hợp này. Đầu tiên bệnh nhân được test lấy da để biết được dị ứng với loại dị nguyên nào, rồi được tiêm chất dị nguyên với liều tăng dần. Sau một thời gian tiêm dị nguyên với liều tăng dần lên, cơ thể sẽ thích ứng với chất đó và không dị ứng nữa. Phương pháp này mới chỉ được thực hiện ở bệnh viện Tai Mũi Họng chứ chưa áp dụng phổ biến.
Sở dĩ phương pháp có tên gọi Giải mẫn cảm đặc hiệu (GMCĐH) là do mỗi lần giải mẫn cảm chỉ áp dụng cho một loại dị nguyên. Người bệnh được kiểm tra xem dị ứng với tác nhân nào và sẽ được đưa vào cơ thể loại đó để giải mẫn cảm. Nếu dị ứng với nhiều loại dị nguyên thì bệnh nhân sẽ phải giải mẫn cảm nhiều lần, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Tuy hiệu quả lên tới 80- 90% nhưng phương pháp này cũng có khá nhiều nhược điểm. GMCĐH không có tác dụng với bệnh nhân mẫn cảm do thay đổi thời tiết. Thời gian điều trị kéo dài (tối thiểu là 6 tháng đến 1 năm, thậm chí 3- 5 năm tùy cơ địa bệnh nhân). Chi phí tốn kém cũng là lí do nhiều người bệnh không thể theo được.
Cách nào thay thế Giải mẫn cảm đặc hiệu?
Sử dụng thảo dược có tác dụng Giảm mẫn cảm chính là một lựa chọn an toàn thay cho GMCĐH. Không cần phải đưa từng loại dị nguyên vào cơ thể như Giải mẫn cảm đặc hiệu, Giải mẫn cảm là cách sử dụng thảo dược làm tăng cường sức chịu đựng toàn diện cho cơ thể từ bên trong.
Do đó, phương pháp này hiệu quả ngay cả khi mẫn cảm do thay đổi thời tiết. Nếu người bệnh dị ứng với nhiều loại dị nguyên cũng không cần tiến hành riêng cho từng loại. Nhờ vậy tiết kiệm thời gian và chi phí cho người sử dụng. Kiên trì dùng phương pháp này kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý, chỉ trong khoảng 6 tháng, cơ thể dần dần thích nghi và quen với các điều kiện môi trường, Viêm xoang, viêm mũi dị ứng sẽ rất ít khi tái phát.
Người bệnh có thể sử dụng thảo dược có tác dụng Giảm mẫn cảm vừa an toàn lại hiệu quả như: Kinh giới tuệ (nụ hoa của cây kinh giới). Các nhà khoa học đã chứng minh vị thuốc Kinh giới tuệ có khả năng chống dị ứng, giảm mẫn cảm, tăng sức chịu đựng với dị nguyên rất tốt. Khi dùng Kinh giới tuệ nên kết hợp với các thảo dược như: Kim ngân hoa , Hoắc hương , Mật lợn , Tạo giác thích …để làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, giảm đau nhức xoang…
Bệnh nhân nên chú ý giữ ấm cơ thể (nhất là khi thay đổi thời tiết, mưa lạnh, phải ngồi điều hòa), tránh gặp khói bụi (đeo khẩu trang khi ra đường, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ…). Và điều quan trọng nhất là cần kiên trì sử dụng phương pháp Giảm mẫn cảm trong khoảng thời gian 6 tháng để giúp hạn chế tối đa bệnh tái phát.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.