Tại sao?
Bệnh lý TMH thường liên quan với nhau. Viêm họng dễ gây viêm các vùng lân cận: thanh quản, mũi vì chúng thông với nhau và dễ dẫn đến viêm xoang. Bệnh gây khó chịu, nhì nhằng không dứt, nên trong dân gian lưu truyền câu: “”.
Bệnh làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Bác sĩ Võ Quang Phúc - Phó giám đốc BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM giải thích: “Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh TMH khó hết: do ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm, dùng thuốc không đúng liều, không đúng thời gian, không tái khám theo lời hẹn của bác sĩ, tự động mua thuốc tại các nhà thuốc về dùng…”.
Tác hại của thuốc nhỏ tai
Màng nhĩ, bên cạnh việc tham gia thu nhận âm thanh, còn là “lá chắn” bảo vệ tai giữa và tai trong (nơi chứa tế bào thần kinh thính giác, tiền đình phụ trách việc thu nhận âm thanh) không cho các chất độc hại thấm vào. Trên thị trường có hai loại thuốc nhỏ tai: loại dùng cho những trường hợp màng nhĩ bị thủng và màng nhĩ bình thường. Đã có trường hợp người bệnh khi bị viêm tai, tai chảy mủ, màng nhĩ đã bị thủng nhưng không biết, lại mua thuốc dành cho màng nhĩ bình thường về dùng, sau một thời gian phát hiện tai mình bị ù, nghe kém, đi khám mới phát hiện bị điếc.
Điếc do ngộ độc thuốc gây ra cho đến nay vẫn chưa điều trị được. Các phương pháp dùng máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử được thực hiện khi điếc chưa nặng, tuy nhiên rất tốn kém. Vì vậy, khi thấy bị viêm tai, chảy mủ tai, cần đến khoa TMH để được khám và chỉ định cách điều trị.
Thuốc nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi có nhiều loại, đặc biệt có loại làm co mạch, giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, thường được sử dụng trong các trường hợp nghẹt mũi, chẳng hạn như naphazoline (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05 %), Xylometazoline… Thuốc nhỏ mũi có giá rất mềm, nhưng hiệu quả nhanh, nhỏ vào là mũi đang “sụt sùi” trở nên khô nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc này nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới phụ thuộc, không nhỏ mũi sẽ bị nghẹt, viêm mũi… Khi thuốc không còn tác dụng, việc điều trị rất khó khăn, phần lớn phải phẫu thuật cắt cuống mũi. Trong bảng hướng dẫn của thuốc có yêu cầu không sử dụng thuốc quá một tuần, nhưng bệnh nhân thường không đọc nên bệnh viện lắm lúc phải điều trị những trường hợp viêm mũi do thuốc gây ra.
Khi bị nghẹt mũi, nên dùng thuốc nhỏ mũi là nước muối sinh lý theo chỉ định trên toa, vừa diệt khuẩn vừa không bị tác dụng phụ. Nếu nhỏ nước muối mà bệnh không giảm, lại chớm sốt thì cần đi khám vì đội quân vi trùng đã áp đảo bạch cầu và lấn chiếm nhiều “thành trì” mà nước muối không thể diệt được, lúc này bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh, kháng viêm…
Thuốc súc họng
Khi bị viêm họng, không ít người tìm đến nhà thuốc mua thuốc súc họng hoặc viên ngậm để trị đau cổ. Tuy nhiên, đã là thuốc là có chỉ định, chẳng hạn như Eludril súc hai-ba lần/ngày nhưng không dùng quá năm ngày, không dùng cho trẻ em dưới sáu tuổi. Thuốc súc miệng có thể trở thành đại họa nếu người dùng dị ứng với thành phần của thuốc. Dùng thuốc súc họng, viên ngậm dài ngày chẳng những không hết bệnh mà còn bị nấm họng, viêm loét họng do rối loạn thảm khuẩn vùng này. Các loại thuốc điều trị bệnh ở họng hầu hết đều có khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ dưới hai tuổi.
Ngay khi mới chớm viêm họng, người bệnh có cảm giác đau rát khi nuốt, nên nghĩ đến nước muối sinh lý. Nhiều người nghĩ nước muối càng mặn càng tốt. Điều này sai, độ mặn lờ lợ mới diệt khuẩn. Hiện, các nhà thuốc tây đều có bán nước muối sinh lý này với giá mềm, tiện dụng. Nếu tự pha nước muối, nên pha mặn một chút, đến khi dùng chỉ cần thêm chút nước sôi là dung dịch có độ mặn vừa phải và ấm áp, giúp mạch máu dãn nở, máu đến nhiều, bạch cầu có mặt nhiều hơn để diệt khuẩn. Cần súc họng sau mỗi ba tiếng đồng hồ, súc trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy. Khi súc, ngồi ngửa cổ, dùng hơi đẩy nước (khò) tạo ra tiếng kêu rồi nhổ ra ngoài và lặp lại ba-bốn lần. Khi bị viêm họng, cần vệ sinh họng kỹ lưỡng (đánh răng, nạo lưỡi, súc họng, uống nhiều nước ấm…).
Cách dùng nước muối khi bé bị nghẹt mũi
Rửa mũi giúp bé loại bỏ vi trùng, chất dịch đặc trong mũi để bé dễ thở. Rửa mũi còn giúp "đánh đuổi" không cho vi trùng, vi khuẩn xâm lấn gây viêm họng, hoặc nặng hơn nữa là viêm phế quản, viêm phổi. Nhỏ mũi bằng nước muối là cách sát trùng, trị nghẹt mũi hiệu quả.
Có nhiều loại nước muối, công dụng cụ thể như sau:
- Nước muối sinh lý thường sử dụng có nồng độ 9‰. Nồng độ này bằng với áp suất thẩm thấu trong máu có công dụng làm sạch mũi, diệt khuẩn.
- Nước biển sâu trong đó có khoáng chất vi lượng có tính sát trùng và kích thích miễn dịch niêm mạc mũi.
Cách sử dụng
- Nhỏ mũi: Nhỏ mũi từ sáu-tám lần, mỗi bên một-hai giọt. Khi nhỏ, để bé ngửa mặt lên.
- Rửa mũi: Thực hiện khi bé bị nghẹt mũi nặng. Cho bé nằm nghiêng cả người lẫn đầu, dùng tay giữ đầu bé. Dùng ống nước muối sinh lý đặt vào bên trong mũi bé hơi nhếch cánh mũi lên một chút. Bơm nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Cách bơm này sẽ tạo áp suất để nước muối chạy từ lỗ mũi bên này sang bên kia. Sau đó, bơm một ống nữa với bên còn lại.
Để dễ thực hiện động tác rửa mũi, trên thị trường cũng có những chai nước muối có áp lực phun sương. Với loại nước muối này khi rửa chỉ cần cho bé ngồi, để ống thẳng đứng, xịt thẳng lên mũi. Xịt phun sương một lần nữa với bên mũi còn lại.
Kinh nghiệm cho thấy, các bé sẽ khó chịu và phản ứng trong lần đầu rửa mũi, nhưng những lần sau bé rất… hợp tác vì cảm thấy dễ chịu ngay sau khi rửa.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.