1. Tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm các bệnh rối loạn ở mắt có liên quan gây tổn thương dây thần kinh thị giác (mang thông tin từ mắt đến não).
Hầu hết, bệnh tăng nhãn áp có liên quan đến áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường — một tình trạng được gọi là tăng nhãn áp. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra khi áp suất trong mắt (IOP) bình thường.
Bệnh nếu không được điều trị hoặc không được kiểm soát, dần trở nặng sẽ gây mất thị lực ngoại vi và dẫn đến mù lòa. Đây là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới (sau đục thủy tinh thể).
2. Các loại bệnh tăng nhãn áp
Hai loại chính của bệnh tăng nhãn áp:
Glocom nguyên phát
- Bệnh tăng nhãn áp góc mở tiên phát: Góc thoát nước được hình thành bởi các giác mạc và mống mắt vẫn mở, nhưng các kênh thoát nước nhỏ ở góc (gọi là meshwork trabecular) bị chặn một phần, làm cho thủy dịch thoát ra khỏi mắt quá chậm. Điều này khiến dịch và áp suất tăng dần bên trong mắt.
- Bệnh tăng nhãn áp góc đóng: Xảy ra khi mống mắt lồi ra phía trước thu hẹp hoặc chặn góc thoát nước được hình thành bởi các giác mạc và mống mắt. Dẫn đến dung dịch chất lỏng không còn có thể thoát ở góc này, vì thế làm tăng áp suất đột ngột ở mắt. Trường hợp này thường xảy ra đột ngột, tuy nhiên cũng có thể xảy ra từ từ.
Glocom thứ phát
Glocom thứ phát thường xuất hiện sau những rối loạn tại mắt và toàn thân như glocom do chấn thương, do viêm màng bồ đào, do bệnh lý của thể thủy tinh,...
3. Bệnh tăng nhãn áp cần phát hiện và điều trị sớm
- Chẩn đoán sớm và điều trị bệnh tăng nhãn áp có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tổn thương thần kinh thị giác và những tổn thất liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, gây nên hạn chế tầm nhìn, thậm chí mù lòa.
- Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không đau đớn hoặc giảm thị lực rõ rệt. Khi bệnh trở nên nặng hơn, bệnh nhân dần dần bắt đầu bị mất tầm nhìn ngoại vi.
- Nhiều bệnh nhân có một số triệu chứng của tăng nhãn áp: Khó khăn trong việc nhìn thấy trong bóng tối, ánh sáng kém, thay đổi thường xuyên lực của mắt, thấy quầng mờ, giảm tầm nhìn, nhìn thấy quầng sáng quanh bóng đèn, đau, đỏ trong mắt và đôi khi có buồn nôn.
4. Ai dễ mắc tăng nhãn áp?
- Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng nó cũng có thể xảy ra với những người trẻ tuổi do lối sống.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Ngoài ra, những người có bệnh nền như mắc tiểu đường, huyết áp cao… hoặc những người dùng steroid trong một thời gian dài rất dễ bị căn bệnh này.
5. Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
Nếu chúng ta không phát hiện và điều trị bệnh tăng nhãn áp kịp thời, thị lực sẽ bị đe dọa rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân cũng bị đảo lộn, thay đổi trầm trọng do các triệu chứng của bệnh gây ra.
5.1. Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa
Thực trạng bệnh là hồi chuông cảnh báo để mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đôi mắt. Vì thực chất bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mù lòa. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và đối mặt với biến chứng trên có xu hướng tăng nhanh. Càng để lâu, bệnh càng diễn biến tồi tệ hơn, gia tăng nguy cơ mù lòa cho người bệnh.
Các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, chính vì thế bệnh nhân hay chủ quan, không kịp thời phát hiện, điều trị trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng, lúc việc đó điều trị gặp nhiều khó khăn, không đem lại hiệu quả cao.
5.2. Làm giảm chất lượng đời sống
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng nhìn của bệnh nhân, bệnh tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng đời sống. Bệnh làm giảm thị lực của bệnh nhân, tầm nhìn giảm, hay bị đau, chói và mỏi mắt… Điều này khiến bệnh nhân khó tập trung khi sinh hoạt hàng ngày, tham gia giao thông, chơi thể thao, làm việc… Thậm chí, nhiều trường hợp, người bệnh không thể tự mình thực hiện hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày
5.3. Người bệnh dễ trầm cảm, căng thẳng
Khi mắc bệnh thị lực giảm sút, cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này rất dễ khiến các bệnh nhân tăng nhãn áp có xu hướng rối loạn tâm lý, trầm cảm…
5. Lời khuyên của thầy thuốc
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể được khống chế thành công nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp. Có thể dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống và phẫu thuật laser, phẫu thuật lọc.
Nếu dùng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật laser không hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh, phẫu thuật lọc có thể được bác sĩ áp dụng; cấy đường dẫn. Khi làm thủ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống silicone nhỏ vào trong mắt của bạn để dẫn thoát dịch lỏng dư thừa là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Bệnh nhân cần phải đeo băng mắt trong 24 giờ và sử dụng thuốc nhỏ mắt trong một vài tháng sau phẫu thuật.
Nếu phát hiện kịp thời, bệnh tăng nhãn áp có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật laser hoặc phẫu thuật bệnh tăng nhãn áp thông thường. Trong giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt giúp giảm áp lực mắt và làm hạn chế các triệu chứng của bệnh. |
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh tăng nhãn áp do dùng corticoid.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.