Tăng nhãn áp (glaucoma) thường là hậu quả của việc tăng áp lực bất thường trong mắt. Theo thời gian, việc tăng áp lực này có thể làm tổn thương thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa. Nếu được phát hiện sớm, bạn sẽ có khả năng ngăn chặn được giảm hoặc mất thị lực.
Triệu chứng của tăng nhãn áp
Loại tăng nhãn áp khá phổ biến là tăng nhãn áp góc mở. Loại tăng nhãn áp này không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ngoài việc thị lực mất dần dần. Vì lý do đó, bạn nên kiểm tra mắt hàng năm để bác sỹ nhãn khoa có thể kiểm soát bất cứ thay đổi nào về thị lực của bạn.
Nguyên nhân của tăng nhãn áp
Nguyên nhân của tăng nhãn áp hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các bác sỹ tin rằng, một hoặc nhiều yếu tố dưới đây có thể đóng vai trò nhất định:
Các loại tăng nhãn áp
Có 5 loại tăng nhãn áp chính:
Tăng nhãn áp góc mở (mạn tính): Đây là loại tăng nhãn áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì ngoài việc mất dần thị lực. Việc giảm thị lực này có thể diễn ra từ từ, thậm chí cho đến khi mắt bạn sẽ tổn thương không thể hồi phục trước khi bất các triệu chứng khác xuất hiện. Đây cũng là loại tăng nhãn áp hay gặp nhất.
Tăng nhãn áp góc đóng (cấp tính): Nếu dòng chảy của thủy dịch bất ngờ bị tắc nghẽn, việc ứ đọng thủy dục có thể làm tăng nhãn áp, gây ra đau đớn một cách rất nhanh chóng và nghiêm trọng. Bạn nên đến khám bác sỹ ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như đau nhức mắt, buồn nôn và nhìn mờ đột ngột.
Tăng nhãn áp bẩm sinh: Trẻ em sinh ra bị tăng nhãn áp bẩm sinh thường sẽ có khiếm khuyết ở mắt, dẫn đến việc hạn chế thoát thủy dịch. Tăng nhãn áp bẩm sinh thường có các triệu chứng như mắt bị đục, chảy nước mắt quá nhiều hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Tăng nhãn áp bẩm sinh là bệnh có thể di truyền.
Tăng nhãn áp thứ phát: Tăng nhãn áp thứ phát thường là hậu quả của một chấn thương hoặc các bệnh về mắt khác, như đục thủy tinh thể hoặc khối u ở mắt. Một số loại thuốc, như corticosteroid, cũng có thể gây ra loại tăng nhãn áp này. Rất hiếm gặp nhưng phẫu thuật mắt cũng có thể gây ra tăng nhãn áp thứ phát.
Tăng nhãn áp mà áp suất trong mắt vẫn không tăng: Trong một số trường hợp, những người không bị tăng nhãn áp cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh. Nguyên nhân của việc này cũng chưa rõ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ hai dẫn đến mù lòa trên trên thế giới. Các yếu tố nguy cơ của tăng nhãn áp bao gồm:
Tuổi: Người trên 60 tuổi có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn, và nguy cơ tăng nhãn áp sẽ tăng nhẹ theo từng năm. Nếu bạn là người châu Phi hoặc châu Mỹ, nguy cơ của bạn sẽ tăng lên khi bạn bước vào tuổi 40.
Dân tộc: Người châu Phi hoặc Mỹ-Phi thường sẽ có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn là người da trắng. Người châu Á thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp góc đóng hơn, và người Nhật thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp mà áp suất trong mắt không tăng hơn.
Các vấn đề về mắt: Viêm nhiễm mắt mạn tính và giác mạc mỏng có thể dẫn đến việc tăng áp suất trong mắt. Các chấn thương về thể chất hoặc các vết thương ở mắt, như bị đấm vào mắt, cũng có thể gây ra tăng nhãn áp.
Tiền sử gia đình: Một số loại tăng nhãn áp có thể sẽ di truyền. Nếu ông bà hoặc bố mẹ bạn bị tăng nhãn áp góc mở, bạn có thể sẽ có nguy cơ bị tăng nhãn áp loại này cao hơn.
Tiền sử bệnh tật: Người bị tiểu đường và tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn
Sử dụng một số loại thuốc: Dùng corticosteroid trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị tăng nhãn áp thứ cấp
Điều trị tăng nhãn áp
Mục đích của việc điều trị tăng nhãn áp là làm giảm nhãn áp để giảm việc mất thị lực. Tùy loại glocom bạn mắc và tình trạng thực tế bác sỹ sẽ cân nhắc những biện pháp điều trị sau.
Glocom góc mở: Trước tiên điều trị bằng thuốc tra tại mắt hoặc bằng laser. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa hoặc laser không kết quả hoặc trên những trường hợp không có điều kiện về kinh tế, sức khoẻ, theo dõi định kỳ
Dùng thuốc: Một số loại thuốc được dùng riêng cho bênh tăng nhãn áp, từ thuốc nhỏ mắt cho đến thuốc uống, nhưng thuốc nhỏ mắt thường phổ biến hơn. Bác sỹ có thể kê một hoặc phối hợp các loại thuốc đó.
Phẫu thuật: Nếu các kênh thoát thủy dịch của bạn bị tắc nghẽn và gây ra tăng nhãn áp, bác sỹ có thể khuyên bạn làm phẫu thuật để tạo ra dòng chảy cho thủy dịch hoặc loại bỏ các mô làm cản trở thủy dịch của bạn.
Glocom góc đóng: Điều trị cho tăng nhãn áp góc đóng lại rất khác. Loại tăng nhãn áp này cần được điều trị để làm giảm nhãn áp càng nhanh càng tốt. Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh. Điều trị nội khoa chỉ được chỉ định tạm thời trong những trường hợp cấp cứu cũng như trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc những trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh toàn thân nặng không có khả năng điều trị phẫu thuật.
Nếu việc tăng nhãn áp của bạn có thể dừng lại và nhãn áp trở về mức bình thường, việc giảm thị lực có thể sẽ chậm lại hoặc có thể ngừng hẳn. Tuy nhiên, bởi vì chưa có cách chữa khỏi tăng nhãn áp, bạn có thể sẽ cần phải điều trị trong suốt phần đời còn lại để điều chỉnh nhãn áp.
Phát hiện sớm tăng nhãn áp cực kỳ quan trọng. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bất kỳ loại tăng nhãn áp nào là khám mắt hàng năm. Một số loại xét nghiệm được tiến hành khi khám mắt cũng có thể phát hiện ra bệnh tăng nhãn áp trước khi bệnh gây ra suy giảm hoặc mất thị lực.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rau xanh giúp phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)
Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.
Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.
Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.