Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những mẹo chữa ngáy hiệu quả tức thì mà bạn không thể ngờ tới

Ngáy ngủ là nguyên nhân gây ra giấc ngủ không ngon, kiệt sức vào ngày hôm sau và làm bạn đời sống cùng nhà cảm thấy bị quấy rầy.

Những phương pháp chữa bệnh ngủ ngáy hiệu quả có "tác dụng ngược".

Ngáy là một chứng bệnh bất tiện đến nỗi tìm hiểu kỹ trên internet sẽ thấy vô số cách chữa kỳ lạ. Tuy  nhiên, có quá nhiều thông tin sai lệch về chứng ngủ ngáy hoặc làm cho chứng ngủ ngáy của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh ngủ ngáy hiệu quả và các phương pháp được coi là "huyền thoại" bị lật tẩy "tác dụng ngược".

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) có thể giảm ngáy

Ngáy ảnh hưởng đến phụ nữ cũng giống như nam giới và vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Khoảng 1/20 phụ nữ sau mãn kinh mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, một tình trạng khiến đường thở bị xẹp xuống, có thể gây ra tiếng ngáy lớn và đánh thức người khác tới 40 lần mỗi đêm.

Hiện các nhà khoa học tại Đại học Bergen, Na Uy, đã phát hiện ra rằng chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh vì họ có mức độ hormone estrogen và progesterone thấp hơn. Đây là loại hormone được thay thế khi phụ nữ áp dụng HRT, làm dấy lên hy vọng nó có thể giúp giảm chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy ngáy ngủ và các triệu chứng khác của chứng ngưng thở khi ngủ giảm bớt khi các hormone được bổ sung vào thời kỳ phụ nữ tiền mãn kinh.

Tập lưỡi

Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ trong một nghiên cứu năm 2013 rằng một tập hợp các bài tập về lưỡi đơn giản có thể làm giảm đáng kể chứng ngáy ở bệnh nhân.

39 bệnh nhân trong nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong ba tháng điều trị với các bài tập hô hấp (Kiểm soát) hoặc các bài tập hàng ngày (Trị liệu).

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí CHEST cho thấy ở những bệnh nhân mắc chứng ngáy ngủ nguyên phát, hầu họng hoặc miệng và lưỡi, các bài tập làm giảm đáng kể tần suất ngáy 36% và tổng số chứng ngáy ngủ là 59%.

Các bài tập như vậy bao gồm đẩy đầu lưỡi vào pallte cứng và trượt lưỡi về phía sau 20 lần.

Một bài tập nhanh khác gợi ý bạn nên ép mặt sau của lưỡi xuống sàn miệng trong khi giữ đầu lưỡi tiếp xúc với răng cửa dưới 20 lần.

Một cách khác để tăng cường sức mạnh của lưỡi là mút lưỡi hướng lên trên áp vào vòm miệng, ép toàn bộ lưỡi vào vòm miệng 20 lần. Nó cũng giúp rèn luyện tốt khả năng nhai và nuốt cả hai bên miệng mà không co lưỡi.

Hát

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Royal Devon và Exeter cho thấy ca hát có thể được sử dụng để giảm nguy cơ ngủ ngáy. Điều này là do các nhà nghiên cứu tin rằng sự thiếu hụt âm thanh ở các cơ cổ họng có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Malcolm Hilton, chuyên gia tư vấn tai mũi họng tại Royal Devon và Exeter NHS Foundation Trust và Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Y Exeter, đã thử nghiệm 120 người, một nửa trong số đó mắc chứng ngủ ngáy kinh niên và nửa còn lại mắc chứng ngưng thở khi ngủ vừa phải.

Trong ba tháng, một nửa trong số mỗi nhóm hát, và nửa còn lại không làm gì cả. Vào cuối thử nghiệm, nhóm thực hiện các bài tập hát cho biết chất lượng giấc ngủ tốt hơn và ít ngáy hơn.

Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông ngủ ngáy có nhiều khả năng gặp khó khăn hơn để có được sự cương cứng.

Một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí chuyên ngành Journal of Sexual Medecine cho thấy 69% nam giới tham gia nghiên cứu được chẩn đoán mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng mắc chứng rối loạn cương dương.

Một nghiên cứu khác, lần này được công bố vào năm 2016, cũng cho thấy 63% những người tham gia nghiên cứu bị ngưng thở khi ngủ bị rối loạn cương dương.

Các nhà khoa học không thể tìm ra lý do rõ ràng tại sao ngáy ngủ có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương. Họ phỏng đoán rằng chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra sự sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới và làm giảm nồng độ oxy của họ, cả hai đều cần thiết để tạo ra sự cương cứng.

Uống rượu trước khi ngủ

Uống ít rượu trước khi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy việc này sẽ giúp giảm chứng ngáy ngủ của bạn. Trong thực tế, nó có khả năng có tác dụng ngược lại.

Rượu có đặc tính làm giãn cơ và uống rượu từ 4 đến 5 giờ trước khi ngủ có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Điều này ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và ngay cả những người không thường ngáy cũng có thể phát bệnh ngáy sau một đêm uống nhiều rượu.

Uống rượu cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều này cũng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng ngủ ngáy của bạn. Khi bạn bị mất nước, chất nhầy trong miệng và cổ họng có thể đặc lại, khiến các bề mặt kết dính với nhau và dẫn đến ngáy.

Uống thuốc ngủ

Thuốc ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng chúng sẽ không làm được gì để hạn chế tình trạng ngủ ngáy của bạn.

Giống như rượu, những chất hỗ trợ ngủ này có xu hướng thư giãn cơ thể, do đó có thể làm suy yếu các cơ ở phía sau cổ họng và gây ra chứng ngáy.

Những viên thuốc này không chỉ khiến bạn dễ ngủ ngáy hơn mà còn có thể còn làm trầm trọng thêm chứng ngáy ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ và khiến nó trở nên phổ biến.

Càng có nhiều đợt ngưng thở khi ngủ, bạn càng ngáy nhiều hơn, nghĩa là thuốc ngủ có thể khiến bạn bị bệnh ngáy nặng hơn.

Ngoài chứng ngáy ngủ, người ta cho rằng thuốc ngủ có thể gây ra: kiệt sức vào ban ngày, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, cao huyết áp và tiểu đường.

Ngáy không đỡ ở tư thế ngủ nằm ngửa

Nằm ngửa khi ngủ có liên quan đến một số lợi ích về sức khỏe, nhưng nó không có khả năng giúp giảm chứng ngáy ngủ của bạn.

Người ta tin rằng khi nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp ích cho cột sống, nhưng điều đó cũng có nghĩa là lưỡi của bạn có nhiều khả năng rơi trở lại miệng và cản trở đường thở, có khả năng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.

Một nghiên cứu vào năm 1985 phát hiện ra rằng những người chuyển từ ngủ ngửa sang ngủ nghiêng sẽ thở tốt hơn suốt đêm và ít ngáy hơn.

Erica Carleton, trợ lý giáo sư về nguồn nhân lực và hành vi tổ chức tại Đại học Saskatchewan cho biết nằm ngửa khi ngủ thực sự là một trong những điều tồi tệ hơn bạn có thể làm nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Bà Carleton nói: "Khi bạn nằm ngửa khi ngủ, điều đó thực sự sẽ nén hệ thống thở của bạn nhiều hơn và khiến bạn có nhiều khả năng phát ra những âm thanh thở hổn hển hoặc ngáy ngủ hơn.

Phẫu thuật chữa ngáy ngủ

Trong một số trường hợp, can thiệp phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị thành công chứng ngưng thở khi ngủ.

Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho một số trường hợp cụ thể, chẳng hạn như trẻ bị tắc nghẽn đường thở bởi amidan lớn.

Một số người lớn có thể tìm cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc thắt chặt các mô trong cổ họng, miệng hoặc mũi của họ để làm trầm trọng thêm vấn đề, nhưng nó có thể không được chỉ định cho tất cả mọi người.

Bác sĩ  cũng có thể sẽ chỉ định một loạt các thay đổi lối sống trước khi đề xuất phẫu thuật, vì chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy cũng có thể do vệ sinh, tư thế ngủ….

Trong khi đó, hình thức điều trị thành công khác bao gồm máy áp lực Đường thở tích cực liên tục. Cơ chế này thổi đều không khí vào đường thở của bạn và có thể điều chỉnh luồng không khí. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nghiêm trọng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao nam giới ngủ ngáy nhiều hơn nữ giới?

Hà Anh (theo Daily Mail) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm