Nguyên nhân gây ra ngủ ngáy?
Không phải tiếng ngáy của mọi người đều giống nhau, và nguyên nhân gây ngáy của từng người cũng khác nhau. Nhưng tại sao lại có những người ngáy và có những người không ngáy khi ngủ?
Khi tỉnh táo, chúng ta có đủ cơ bắp để giữ cho đường thở mở ra. Nhưng khi ngủ, những cơ đó cũng lưỡi, họng và vòm họng đều trong trạng thái thư giãn, khiến cho các mô ở họng trùng xuống làm hẹp đường thở.
Ở nhiều người, đường thở bị hẹp làm cho những mô mềm trong đường thở rung theo mỗi nhịp thở, gây ra tiếng ngáy. Nhưng ở những người khác, họ ngáy khi ngủ là do đường thở bị tắc nghẽn, có thể là do dị dạng khoang mũi, sưng amiđan, hoặc tắc mũi do dị ứng hoặc polyp.
Nguyên nhân gây ngáy thường gặp
Thừa cân và các yếu tố về lối sống thường là những nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng ngáy cũng có thể là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Những nguyên nhân chính gây ngáy bao gồm:
Hiệp hội về Giấc Ngủ Hoa Kỳ (ASA) có đưa ra một bộ câu hỏi giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng ngủ ngáy.
Nếu bạn được nhiều hơn 3 điểm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nếu bạn được nhiều hơn 5 điểm, các bác sĩ có thể chuyển bạn sang một chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá giấc ngủ của bạn. Chuyên gia có thể giúp bạn nhận biết biết tình trạng của bạn là ngủ ngáy thông thường, hay là chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng.
Triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
Ngoài ngáy, những người bị chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể có các triệu chứng sau:
Nếu bạn nghĩ mình có thể bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, hãy đi khám để được điều trị. Còn nếu bạn chỉ ngủ ngáy bình thường, hãy tham khảo những cách dưới đây để cải thiện tình trạng đó.
Một số người ngáy vì lưỡi của họ bị đẩy ngược và tụt xuống cổ họng khi ngủ, làm cho đường thở bị nghẽn. Một dụng cụ đẩy hàm dưới (MAD) có thể được sử dụng để đeo khi ngủ. Dụng cụ này hoạt động bằng cách hơi đẩy hàm dưới về phía trước để đồng thời kéo lưỡi về trước và ngăn lưỡi chặn đường thở.
Nhờ đó, không khí có thể lưu chuyển tự do hơn, giảm rung động mô mềm. Thiết bị có thể được sử dụng cho những trường hợp ngáy thông thường và chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Ở một vài người, lỗ mũi có thể bị hẹp lại khi thở bằng mũi. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nhìn vào gương trong lúc bạn thở bằng mũi. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì dụng cụ giãn mũi trong có thể phù hợp với bạn. Đây là một dụng cụ làm bằng nhựa và có dạng lò xo, giúp giữ cho hai bên lỗ mũi luôn mở và bạn có thể hít thở bình thường.
Nếu bạn không thích việc đeo một thứ gì đó trong mũi, bạn có thể thử dùng miếng dán chống ngáy. Bạn chỉ cần dán miếng dán này qua cả hai bên mũi, giúp giữ cho lỗ mũi mở. Miếng dán này phù hợp cho những trường hợp ngáy nhẹ, tương tự như với dụng cụ giãn mũi.
3. Điều trị dị ứng mũi/ polyp
Nếu bạn bị dị ứng mũi thì nên điều trị bằng cách kết hợp thuốc xịt mũi steroid tại chỗ với thuốc kháng histamine không an thần. Thường thì bạn có thể mua những loại thuốc này tại hiệu thuốc. Nếu mũi của bạn bị tắc, bạn sẽ phải hít thở bằng miệng và sẽ làm bạn ngáy khi ngủ.
Tránh dùng thuốc an thần và rượu. Các chất này gây ức chế hô hấp, khiến bạn ngáy sâu hơn và to hơn. Ngoài ra, không nên nằm ngửa khi ngủ vì tất cả chúng ta có xu hướng ngáy nhiều hơn ở vị trí này do lưỡi thụt vào.
Nếu bạn bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở mức độ trung bình đến nặng hoặc bạn đã thử các biện pháp chữa ngáy khác mà không thành công, bạn có thể sử dụng máy CPAP. Một nghiên cứu trên 15.325 bệnh nhân được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2016 cho thấy điều trị bằng CPAP có thể giúp giảm nhiều triệu chứng buồn ngủ ban ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống, tâm trạng và tần suất tham gia công việc.
Máy CPAP cung cấp một luồng không khí liên tục thông qua một mặt nạ mà bạn đeo trên mũi vào ban đêm. Máy cảm nhận được tiếng ngáy và những đợt ngưng thở và tự động tăng áp suất không khí để cản lại những triệu chứng đó.
Để sử dụng máy CPAP, bạn cần phải đi khám và được bác sĩ chỉ định sử dụng. Khi sử dụng, bạn sẽ mất một thời gian để làm quen với việc phải đeo một mặt nạ đi ngủ. Nhưng những người đã sử dụng đều cho thấy hiệu quả đáng kể và có giấc ngủ ngon hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khắc phục chứng ngủ ngáy
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.