Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bình thường ở trẻ sơ sinh

Có nhiều điều kỳ lạ ở trẻ nhưng lại là bình thường mà có thể bạn chưa biết hoặc không để ý đến

Da của trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh rất mềm mịn nhưng không phải là không có tì vết đâu nhé. Phần lớn va chạm mạnh hay đốm đỏ thì không có gì phải lo lắng và nó hết rất nhanh,  kể cả những nốt trắng trên mũi, cằm, má cũng rất phổ biến vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi trẻ có mụn trứng cá và mụn đó cũng tự mọc rồi tự biến mất. Những đốm đỏ trên bụng bé trông giống như vết cắn cũng là bình thường, chúng sẽ mất đi trong một đến hai tuần.

Ban màu đỏ, nhọt mọc nếp gấp da ở cổ hoặc sau tai hoặc những nơi da ẩm có thể là bé bị nổi rôm. Những lúc như vậy bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng với nước rồi sau đó lau khô.

Nhưng nếu bạn quá lo lắng về những vấn đề về da của trẻ thì bạn có thể đưa bé đi kiểm tra với bác sỹ.

Nguyên nhân của viêm da tiết bã

Không ai chắc chắn về nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã- những mảng da đầu trông giống như gàu có màu vàng. Rất nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện hiện tượng này. Viêm da tiết bã có thể xuất hiện cả ở tai, lông mày, mí mắt hoặc thậm chí là ở nách. Tất nhiên là bệnh này không lây nhiễm nhưng nó hơi phiền hà cho con bạn. Nếu bé cảm thấy khó chịu với những mảng da như thế bạn có thể mát xa nhẹ nhàng  vùng da đó với dầu gội thường xuyên hơn, gội sạch dầu và lau nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm.

Tại sao đầu trẻ sơ sinh lại nhọn

Không có gì bàn cãi khi mọi đứa trẻ đều là những thiên thần hoàn hảo ngoại trừ đầu. Do quá trình sinh nở đầu đứa trẻ phải đi qua đường âm đạo hẹp nên hơi bị méo mó một chút. Không cần phải lo lắng vì đầu của em bé sẽ tròn hơn trong khoảng một tuần sau sinh. Với những trẻ sinh mổ do ngược ngôi thì có lẽ điều này không xảy ra.

Một điều bình thường nữa là nếu như trẻ bị bầm tím ở mặt sau của đầu hoặc có khối máu tụ lại ở một bên đầu thì bạn cũng đừng quá lo lắng, não của bé vẫn phát triển bình thường. Nhưng nếu thấy những đấu hiệu trên xuất hiện trên diện rộng thì bạn nên để bác sỹ kiểm tra.

Sụt cân ngay trong tuần đầu sau sinh

Vâng đó là điều bình thường thôi. Không chỉ mỗi mẹ sụt cân mà trẻ cũng mất khoảng chừng 170-220 gam trong tuần đầu sau sinh, thậm chí có trẻ còn sụt nhiều hơn, Khi trẻ bắt đầu tăng trưởng thì chúng có thể tăng được khoảng 110 đến 200 g mỗi tuần trong những tuần đầu và tăng khoảng 450g hoặc nhiều hơn khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi. Trẻ được sinh ra với đủ dịch và chất béo để giữ trọng lượng của chúng cho đến khi chúng hình thành được thói quen ăn. Hãy nhờ bác sỹ tư vấn nếu như bạn để ý đến việc sụt cân đó.

Cách tốt nhất để đảm bảo trẻ ăn đủ là theo dõi thời gian trẻ ăn

Trẻ bú mẹ cứ 2-3 tiếng lại ăn một lần, với trẻ ăn sữa công thức thì là 3-4 tiếng trong suốt những tuần đầu tiên. Bạn cũng nên chú ý vào các dấu hiệu khác như cách trẻ ăn, trẻ đi đại tiện như thế nào bằng cách quan sát những chiếc tã bẩn. Hầu hết trẻ mới sinh đều đi đại tiện nhiều hơn 6 lần. Những tuần đầu tiên có thể khiến bạn bận rộn do ban đang cố tìm hiểu những thói quen của trẻ nhưng khi bạn đã nắm bắt được rồi thì bạn sẽ tự nhận ra những dấu hiệu đói của trẻ.

Trẻ có thể bập vào vú dễ dàng

Không có gì là dễ dàng cả khi trẻ mới làm quen với việc bú mẹ. Em bé nào cũng cần sự giúp đỡ của mẹ. ban có thể  để sát miệng của bé vào ngực bạn, sử dụng tay dể mở miệng trẻ rộng hơn và để trẻ bập miệng vào núm vú. Bạn có thể hơi đau một chút khi bé bắt đầu mút nhưng rồi cảm giác ấy sẽ qua nhanh  thôi. Nếu trẻ không mút được thì bạn có thể làm lại từ đầu.

Phân của trẻ luôn có màu đen

Phân su của trẻ thì có màu đen và xanh thẫm nhưng sau đó phân sẽ chuyển sang màu vàng xanh. Nếu như hết giai đoạn phân su mà bạn thấy phân của trẻ có màu đen, đỏ hoặc màu trắng thì bạn nên đưa trẻ đi khám. Trẻ bú sữa mẹ, phân có màu sáng hơn, trẻ ăn sữa công thức sẽ có màu tối hơn. Thông thường màu sắc hoặc mật độ có thể thay đổi, phân khô hay ướt là dấu hiệu trẻ cần uống nước nhiều hơn.

Thóp bị lồi ra khi trẻ khóc

Trẻ có hai thóp ở trên đầu: thóp ở phía trước rộng hơn và thóp nhỏ hơn ở phái sau. Chúng có thể lồi ra khi em bé khóc và đôi khi bạn còn cảm nhận được nhịp trái tim đập ở đó. Những thóp này có tác dụng khi co nhỏ đầu em bé lại khi em bé di chuyển qua đường âm đạo lúc sinh và cũng mỏ rộng hộp sọ cho não phát triển. Theo thời gian thóp sẽ bị cốt hóa thành xương trong vòng 6 tháng và cốt hóa hoàn toàn hay đóng thóp sau 12-18 tháng. Nếu như trong trường hợp thóp phồng lên mà không phải lức em bé khoc thì đó là dấu hiệu của bệnh não úng thủy, bạn cần đưa con đi đến bác sỹ ngay lập tức.

 

Biết cách vệ sinh thì trẻ sẽ không bị hăm tã

Trên thực tế có thời điểm trẻ sẽ bị hăm tã dù cho bạn có vệ sinh sạch sẽ đi chăng nữa. Nó thường xảy ra vào thời điểm 4-15 tháng và đáng chú ý hơn là lúc đó bé bắt đầu ăn dặm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hăm tã như tã quá ẩm ướt, bẩn. đi đại tiện thường xuyên, kháng sinh và các tác dụng không mong muốn của xà bông. Các giải pháp cho vấn đề này đó là: thay tã thường xuyên, bôi kem chống hăm, giữ vùng mông khô thoáng, …

Một vài ngày đầu sau sinh trẻ có thể bị vàng da, xanh tay chân

Rất nhiều em bé bị vàng da sau khi sinh được 3-4 ngày. Thông thường vàng da sẽ mất đi sau 1 tuần, nhưng bạn vẫn nên để bác sỹ kiểm tra xem liệu đó là vàng da sơ sinh hay là một bệnh lý về máu nguy hiểm nào đó. Bàn tay và chân của trẻ có thể có chút màu xanh nhưng đó là điều bình thường do hệ thống tuần  hoàn của trẻ chưa hoàn thiện.

Khi rụng rốn, rốn của bé có thể chảy một ít máu

Bạn có thể nhìn thấy một vài giọt máu khi dây rốn rụng đi đó là điều hoàn toàn bình thường. Hiếm khi rốn bị nhiễm trùng do ý thức giữ vệ sinh của các bà mẹ là khá tốt. Cách thông thường giữ vệ sinh rốn đó là giữ rốn khô và lau rửa sạch sẽ, rốn sẽ rụng sau hai tuần. Một số đấu hiệu của nhiễm trùng rốn đó là có mùi hôi ở rốn, da xung quanh rốn đỏ lên, em bé khóc khi bạn chạm vào đó. Hãy đưa trẻ đi khám nếu bạn thấy có những dấu hiệu trên.

Một số điều bình thường khác

Vâng thiên thần nhỏ nhà ai cũng có những điều  kỳ lạ nên bạn không cần phải quá lo lắng đâu vì đó là cách phát triển riêng của từng đứa trẻ. Ví dụ như trẻ sơ sinh có thể thở rất nhanh hoặc có khi lại rất chậm như kiểu 10 giây mà không có lấy một hơi thở. Và có thể mất tới 8 tuần thì mắt bé mới nhìn thẳng được hay  đôi mắt trẻ có thể đỏ ngầu do các áp lực khi sinh bằng đường âm đạo.

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

Xem thêm