Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da, mắt, rốn ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc da, mắt, rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh không chỉ đem lại sự thoải mái cho trẻ mà còn giúp trẻ được sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn…

Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da, tăng cường tuần hoàn da và giúp sự bài tiết da được dễ dàng hơn đem lại sự thoải mái cho trẻ.

Giảm nguy cơ các bệnh về mắt sau sinh.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

Lợi ích

Đem lại sự thoải mái cho trẻ

Trẻ được sạch sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Những lưu ý khi chăm sóc da

Luôn giữ ấm không bị hạ nhiệt độ trong và sau khi tắm.

Tắm cho trẻ sau 24 giờ (trường hợp đặc biệt có thể tắm sau 6 giờ).

Đảm bảo an toàn cho trẻ.

Không tắm cho trẻ khi trẻ đang hạ thân nhiệt.

Một số vấn đề có thể xảy ra khi chăm sóc da, rốn cho trẻ

* Tổn thương da do nước quá nóng.

Phòng ngừa: Sử dụng nước ấm 37 – 380 C

* Trẻ bị hạ nhiệt độ

Phòng ngừa:

Nhiệt độ nước tắm 37 – 380 C

Phòng tắm kín, tránh gió lùa, nhiệt độ 28 – 300 C

Tắm từng phần, ủ ấm vùng chưa tắm

* Bỏng da vùng quanh rốn do sử dụng cồn iode.

Phòng ngừa: Không được sát trùng bằng cồn iode vùng da quanh rốn.

* Nhiễm trùng rốn: Vệ sinh rốn không đúng

Phòng ngừa: Vệ sinh rốn hàng ngày, đúng hướng dẫn.

Chuẩn bị

Địa điểm

Phòng tắm kín gió, mùa đông có máy sưởi hoặc điều hòa.

Nhiệt độ phòng 280C – 300

Dụng cụ

Chậu tắm (2 chiếc).

Khăn tắm, khăn khô, khăn lau người.

Áo, tã, bỉm, chăn có mũ.

Xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh.

Nước sạch, nhiệt độ nước khoảng 370C­ – 380C

Bông, gạc, cồn Iode 1%.

Nước muối sinh lý 9‰.

Các bước tiến hành

Rửa tay

Đỡ trẻ lên xoa nhẹ toàn thân, tạo thoải mái cho trẻ.

Rửa mặt

Lau mắt: Dùng khăn sạch và ấm lau từ cầu giữa của mũi lau ra phía ngoài mắt. Nếu một mắt trẻ bị đau thì lau mắt sạch trước lau mắt đau sau, không sử dụng một vị trí khăn lau 2 mắt

Lau phần còn lại của mặt trẻ bằng khăn mềm.

Vệ sinh bên ngoài vành tai.

Tắm thân

Cởi quần áo trẻ

Tay trái đỡ lưng, gáy và đầu trẻ, tay phải đỡ mông trẻ từ từ đặt trẻ vào chậu tắm.

Tay phải xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới chú ý các nếp gấp cổ, nách, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân. Lau rửa bộ phận sinh dục đặc biệt với trẻ gái.

Tay phải đỡ đầu cổ và ngực, tay trái kỳ cọ và xoa phần lưng mông.

Tráng người ở chậu nước tráng.

Lau khô, mặc áo, ủ chăn ấm cho trẻ.

Gội đầu:

Thay nước tắm.

Cho một chút xà phòng, xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, tráng sạch rồi lau khô

Chăm sóc rốn.

Tháo kẹp rốn sau 48h.

Một tay dùng gạc vô trùng nâng cuống rốn.

Quan sát cuống rốn (chân, mặt cắt, dây rốn) và vùng da xung quanh.

Rốn tươi: Chấm cồn iode 1% từ mặt cắt của rốn xuống thân rốn, chân rốn.

Rốn khô: Chấm cồn iode 1% từ chân rốn lên thân rốn.

Sát trùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm bằng bông cồn 70o. Chú ý nhẹ nhàng với bệnh nhân đẻ non tránh gây tổn thương da.

Trong ngày đầu rốn còn tươi, có thể băng bằng gạc vô khuẩn. Những ngày sau rốn có thể để hở. Không rắc bất cứ một loại thuốc gì vào chân rốn.

Theo dõi trẻ sau khi chăm sóc da, rốn, mắt

Theo dõi toàn trạng, tím tái, cơn ngừng thở.

Theo dõi thân nhiệt: ủ ấm cho trẻ sau khi tắm, cặp nhiệt độ cho trẻ nếu thấy cần.

Theo dõi nhiễm trùng rốn: đỏ vùng da xung quanh rốn, chân rốn rỉ dịch vàng có mùi hôi, mủ cần đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Nếu mắt trẻ có nhiều dỉ, hoặc chảy nước mắt liên tục cần đưa đến cơ sơ sở y tế khám vì trẻ sơ sinh có thể viêm mắt hoặc tắc tuyến lệ sau sinh.

Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm