Bạn biết gì về chứng vàng da ở trẻ em
Khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng thường bị vàng da trong khoảng 1-2 tuần đầu sau sinh. Trên thực tế, hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều ít nhiều bị vàng da song tình trạng này không phải lúc nào cũng cần quan tâm.
Đối với đa số trẻ em, vàng da chỉ là hiện tượng sinh lý tạm thời và sẽ tự hết đi mà không cần điều trị. Trong một số ít trường hợp, vàng da lại là triệu chứng nghiêm trọng và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây vàng da
Nồng độ cao của bilirubin trong máu là nguyên nhân gây vàng da. Máu của mỗi người đều có chứa bilirubin, đây là một sản phẩm phụ được tạo ra khi hồng cầu bị vỡ. Bình thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin khỏi máu và cơ thể sẽ đào thải chất này qua phân và nước tiểu.
Trong quá trình mang thai, gan của người mẹ sẽ thực hiện chức năng loại bỏ bilirubin trong máu cho thai nhi. Sau khi sinh ra, cơ thể trẻ sẽ cần một khoảng thời gian thích nghi để lá gan có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hậu quả là bilirubin sẽ tích lũy trong máu trẻ và gây vàng da sinh lý.
Đây là hiện tượng hết sức bình thường, xuất hiện vào khoảng ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh và tự biến mất trong vòng 2 tuần. (Ở trẻ sinh non, hiện tượng vàng da đạt đỉnh vào khoảng 5-7 ngày và phải mất đến 1 tháng mới hết.) Khuôn mặt là vị trí bị vàng trước tiên, sau đó sẽ lan đến cổ, ngực và đến các chi.
Việc bú mẹ có thể gây vàng da hay không?
Bú mẹ không phải là nguyên nhân gây vàng da, tuy nhiên hiện tượng vàng da thường có xu hướng diễn ra ở những trẻ bú mẹ.
Việc không cung cấp đủ nước khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Do vậy nếu trẻ đang bú mẹ nhưng người mẹ lại không đủ sữa, trẻ cũng có nguy cơ bị vàng da.
Nếu bạn cho rằng con bạn vẫn chưa được bú đủ sữa, hãy trao đổi vấn đề này với bác sỹ để có biện pháp xử trí phù hợp.
Một khi trẻ đã được bú đủ sữa – bằng cách cải thiện kỹ thuật cho con bú, cho trẻ bú nhiều lần hơn hay bổ sung thêm sữa ngoài – tình trạng vàng da sẽ tự hết. Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bạn nên cho trẻ bú ít nhất 8-12 lần/ngày trong vòng vài tháng đầu đời.
Con bạn khi được bú mẹ đầy đủ sẽ tăng cân bình thường, tuy nhiên một thành phần nào đó trong sữa mẹ có thể cản trở khả năng loại bỏ bilirubin của gan khiến cho trẻ bị vàng da từ vài tuần tới vài tháng. Hiện tượng này cũng được coi là vàng da sinh lý.
Vàng da do bú mẹ khá phổ biến ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn và được coi là vô hại. Nếu nồng độ bilirubin trong máu trẻ tăng quá cao, bác sỹ có thể khuyên bạn nên ngừng cho trẻ bú trong vòng 1-2 ngày để nồng độ hạ thấp xuống. Bạn có thể sử dụng máy vắt sữa để duy trì sự tiết sữa trong thời gian này cho đến khi nồng độ bilirubin hạ xuống, bạn lại tiếp tục cho trẻ bú.
Vàng da có phải là hiện tượng nguy hiểm không?
Trong phần lớn trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu nồng độ bilirubin của trẻ tăng quá cao, hiện tượng vàng da có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh. Một tỷ lệ rất nhỏ trẻ sơ sinh bị vàng da cũng đồng thời bị mắc chứng vàng da nhân não có thể gây điếc, chậm phát triển hay một dạng của bệnh bại não.
Có phải một số trẻ sơ sinh dễ bị vàng da hơn những trẻ khác?
Trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao bị vàng da nếu:
Chứng vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh có thể là do một số căn bệnh nguy hiểm như các rối loạn tại gan, túi mật và ruột, nhiễm trùng, chấn thương nặng sau sinh, mắc một số bệnh hay do sinh quá non (trước tuần 28 thai kỳ). Bất đồng yếu tố Rh và bất tương hợp nhóm máu có thể gây vàng da trong ngày đầu tiên.
Có xét nghiệm nào để phát hiện vàng da hay không?
Các bác sỹ và nhân viên y tế sẽ kiểm tra tình trạng vàng da của trẻ ngay khi vừa sinh ra. Lý tưởng nhất là trẻ nên được theo dõi trong khoảng 3-5 ngày sau sinh, khi nồng độ bilirubin là cao nhất.
Nếu có nghi ngờ trẻ bị vàng da, bác sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm trên da hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ bilirubin của trẻ. (Những xét nghiệm này thường được thực hiện nếu con bạn bị vàng da trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, bởi vàng da lúc này thường được coi là một vấn đề nghiêm trọng nào đó.)
Nếu bạn và bé xuất viện ngay sau sinh thì cần lưu ý về hiện tượng vàng da tại nhà. Cách kiểm tra: Đưa trẻ vào một căn phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc đèn huỳnh quang. Nếu da của trẻ màu trắng, dùng tay ấn nhẹ nhàng lên trán, mũi hoặc ngực trẻ và đợi cho đến khi da đàn hồi trở lại để xem vùng da đó có chuyển sang màu vàng hay không. Nếu con bạn có làn da ngăm hay tối, bạn nên kiểm tra ở phần nướu răng hoặc lòng trắng của mắt.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu da của trẻ chuyển sang màu vàng, nhất là khi cả lòng trắng của mắt, bụng, cánh tay, chân cũng bị vàng. Ngoài ra cũng cần thông báo cho bác sỹ nếu trẻ bị vàng da kèm theo khó đánh thức, quấy khóc và không muốn ăn, ngay cả nếu trẻ bị vàng da nhẹ nhưng kéo dài trên 3 tuần.
Khi nào vàng da được coi là nguy hiểm?
Trẻ bị vàng da trong vòng 24 giờ đầu sau sinh luôn được coi là một tình trạng nguy hiểm cần phải được theo dõi và điều trị. Loại vàng da này không phổ biến và thường là do sự bất tương hợp giữa máu mẹ và máu trẻ.
Nếu bạn có nhóm máu O hay Rh âm tính, nhóm máu của con bạn sinh ra có thể không tương hợp với máu mẹ. Trong lần khám thai đầu tiên, bác sỹ sẽ kiểm tra nhóm máu của bạn để xem bạn có phải đối tượng nguy cơ cao hay không, tuy nhiên không có cách nào để biết chắc chắn cho đến khi trẻ sinh ra và được xét nghiệm máu.
Nghiệm pháp Coomb (kỹ thuật kháng globulin) có thể được chỉ định để xác định xem có sự bất tương hợp nào xảy ra cho máu thai nhi hay không.
Điều trị
Hầu hết trường hợp vàng da sinh lý không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể sử dụng quang liệu pháp (chiếu đèn). Đây là một biện pháp khá an toàn và hiệu quả: Đặt trẻ trong nôi, che phủ phần mắt và chiếu ánh sáng xanh da trời; bilirubin ở da hấp thu năng lượng ánh sáng, chuyển đổi thành các chất đồng phân và được thải qua phân, nước tiểu.
Các thiết bị chiếu sáng mới hơn gồm mền bili (biliblanket) hay bili-pad.
Mặc dù quang liệu pháp là phương pháp khá hiệu quả, nhưng đối với những trẻ bị vàng da nặng, hay khi nồng độ bilirubin tiếp tục tăng cao ngay cả khi đã sử dụng chiếu đèn, trẻ sẽ cần được chuyển vào khoa chăm sóc đặc biệt để truyền máu thay thế.
Một cách đơn giản bạn có thể làm tại nhà để giúp giảm tình trạng vàng da ở trẻ đó là cho trẻ bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức để trẻ vẫn đi vệ sinh được đều đặn.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì về tình trạng vàng da của trẻ, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sỹ để được cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất, và giúp trẻ được điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bất đồng yếu tố Rh ở trẻ sơ sinh
Rất nhiều người trong quá trình giảm cân có xu hướng cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Biện pháp này có hiệu quả không và nên làm gì để giảm cân an toàn?
Mùa hè thường gắn liền với những trải nghiệm tích cực như ánh nắng rực rỡ, các hoạt động ngoài trời và kỳ nghỉ thư giãn. Tuy nhiên, thời tiết oi bức kết hợp với độ ẩm cao cũng khiến mùa hè trở thành thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.