Lý do khiến cho các bệnh dị ứng tăng lên trong mùa xuân là bởi tất cả cây cối đều sẽ nở hoa trong mùa xuân, và phấn hoa sẽ được gió mang đi khắp nơi, và có thể sẽ xâm nhập vào mũi, mắt, phổi của chúng ta. Các tế bào miễn dịch tại các vùng này sẽ phản ứng lại với phấn hoa và làm giải phóng ra histamine, một loại chất hóa học khiến dịch rò rỉ ra từ trong dòng máu, vào các mô. Tại mũi, histamine gây ra tình trang sưng và chảy dịch. Tại mắt, histamine gây ra tình trạng đỏ và chảy nước mắt, tại phổi, histamine gây sưng phổi, khò khè và tiết dịch ở phổi. Histamine cũng là nguyên nhân của tình trạng ngứa ở mắt, mũi, họng khi bị dị ứng trong mùa xuân.
DỊ ỨNG TẠI MŨI
Trong số tất cả các tình trạng dị ứng, thì dị ứng tại mũi là dạng dị ứng thường gặp nhất. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Làm thế nào để phân biệt được tình trạng dị ứng và bệnh cảm lạnh thông thường?
Bạn có thể nhận thấy rằng, trong vài ngày gần đây, con bạn bị chảy nước mũi. Trẻ có thể bắt đầu hắt xì, thỉnh thoảng ho vài tiếng và thường xuyên phải xì mũi. Và bạn tự hỏi rằng: Liệu có phải trẻ bị dị ứng hay không? Hay chỉ đơn giản là trẻ đang bị cảm lạnh?
Rất nhiều bậc phụ huynh có cùng thắc mắc tương tự. Trên thực tế, trong giai đoạn sớm của các triệu chứng này, thì không cần thiết phải phân biệt xem đó là do dị ứng hay do cảm lạnh, bởi cả 2 tình trạng này đều không cần phải sử dụng kháng sinh và trẻ không cần phải đi khám.
Nếu bạn thực sự muốn biết trẻ bị dị ứng hay chỉ bị cảm lạnh thông thường, thì bạn phải đợi xem các triệu chứng liệu có kéo dài hơn 1-3 tháng hay không, và đây gần như là dấu hiệu chỉ báo quan trọng nhất của tình trạng dị ứng. Thường thì trẻ em sẽ rất hay bị ho và bị cảm lạnh, một vài trẻ còn bị cảm lạnh lặp lại nhiều lần trong mùa đông, và tình trạng cảm lạnh tái phát này rất dễ bị nhầm là dị ứng. Tuy nhiên, trước khi bạn đưa trẻ đi điều trị dị ứng, bạn nên đợi khoảng 2-3 tháng. Dị ứng nhẹ hoặc cảm lạnh tái phát thường sẽ tự biến mất trong khoảng thời gian này, do vậy, can thiệp để điều trị là không cần thiết. Bạn có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của trẻ bằng việc sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn, nếu cảm thấy cần thiết. Trường hợp duy nhất trẻ cần được đi khám ngay trong vòng 1 tháng đầu sau khi triệu chứng xuất hiện là khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng sữa mẹ, sữa công thức.
Điều trị dị ứng
Bước 1: không điều trị gì cả
Nếu các triệu chứng của trẻ nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, thì bạn không cần thiết phải cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào cả.
Bước 2: nước muối xịt mũi
Nếu các triệu chứng của trẻ gây ra một vài vấn đề nho nhỏ, thì bạn chỉ cần xịt nước muối vào mũi trẻ vài lần một ngày để rửa sạch các tác nhân gây dị ứng và yêu cầu trẻ xì mũi thường xuyên.
Bước 3: thuốc chống ngạt mũi không kê đơn và/hoặc antihistamine
Nếu các triệu chứng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, và nếu việc xịt nước muối không hiệu quả, bạn có thể thử các cách sau đây:
Vì các loại thuốc xịt mũi thường mất từ 1-2 tuần mới bắt đầu phát huy tác dụng, nên nếu bạn chỉ cho trẻ sử dụng thuốc xịt mũi trong 1 ngày rồi thôi thì sẽ không có hiệu quả gì cả.
Bước 4: thuốc kê đơn
Antihistamine kê đơn: một số loại thuốc thuộc dạng này hiện nay được chấp nhận sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Loại thuốc kê đơn này thường có tác dụng kéo dài trong vòng 12-24 giờ. Khuyến cáo rằng bạn nên cho trẻ thử sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn trước, sau đó, nên hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc kê đơn nếu cần thiết. Phản ứng phụ bao gồm đau đầu, khô miệng, chóng mặt và đau bụng.
Thuốc xịt mũi có chứa steroid: được chấp nhận sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Steroid xịt mũi là thuốc cần được kê đơn và có dưới dạng xịt mũi hoặc khí khô. Phản ứng phụ: kích ứng mũi, khô mũi, chảy máu mũi, sưng họng, ho và đau đầu.
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng theo mùa do phấn hoa, dưới đây là một vài cách bạn có thể thực hiện để làm giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với phấn hoa của bạn:
Lượng phấn hoa thường sẽ cao nhất vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Do vậy, hạn chế thời gian chơi của trẻ vào buổi sáng sớm và chiều muộn trong mùa dị ứng.
ĐAU MẮT ĐỎ
Rất nhiều trẻ đi học về và xuất hiện triệu chứng đỏ mắt, kích ứng, ngứa mắt và thường bị nghi ngờ là bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, vào thời điểm này trong năm, đa số các trường hợp “đau mắt đỏ” thường là do dị ứng nhiều hơn, chứ không phải là do nhiễm trùng, và do vậy, thường sẽ không lây lan.
Làm thế nào để biết đau mắt đỏ do dị ứng hay nhiễm trùng?
Điều trị đau mắt đỏ do dị ứng
Có cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ hay không?
Nếu triệu chứng của trẻ nhẹ và có thể kiểm soát được bằng các biện pháp điều trị ở trên, thì bạn không cần thiết phải đưa trẻ đến gặp bác sỹ. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hoặc không cải thiện với những biện pháp điều trị ở trên, thì bạn nên đến gặp bác sỹ.
VIÊM XOANG
Mặc dù mùa đông thường được coi là mùa của bệnh viêm xoang nhưng rất nhiều người bị dị ứng tại mũi sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn tại xoang. Và nhiều người thường sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt tình trạng viêm xoang do dị ứng nặng hay viêm xoang thực sự. Dưới đây là một số cách phân biệt:
Viêm xoang: xảy ra khi vi khuẩn hình thành trong mũi và gây viêm.Thường sẽ mất khoảng 10 ngày để lượng vi khuẩn có thể nhân lên đủ nhiều để gây ra nhiệu trứng. Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm:
Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng đầu tiên trong vòng hơn 10 ngày, kèm theo đó là 3-5 triệu chứng ở phía dưới, thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm xoang.
Dị ứng tại mũi: triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy nước mũi trong suốt, đau đầu nhẹ, ngứa mũi, ho nhẹ và hắt hơi. Dị ứng thông thường thường se xkhôgn sốt và không ho dữ dội. Nếu trẻ mệt mỏi thì triệu chứng thường sẽ rất nhẹ. Nếu trẻ chảy dịch màu xanh ở mũi thì thường nhẹ và thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Theo khuyến cáo mới nhất của CDC và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, không nên sử dụng kháng sinh cho các trường hợp viêm xoang nhẹ hoặc thậm chí là viêm xoang ở mức độ trung bình. Tình trạng này thường sẽ tự biến mất mà không cần sử dụng kháng sinh.
HEN DỊ ỨNG
Mặc dù mùa đông là mùa nhiều người bị hen nhất, nhưng mùa xuân cũng là mùa có rất nhiều yếu tố xuất hiện và có thể gây ra cơn hen ở những trẻ bị hen suyễn. Nếu trẻ thường xuyên bị tức ngực, khò khè, ho vào ban đêm hoặc giảm khả năng hoạt động trong những tháng mùa xuân, bạn nên trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng các biện pháp dự phòng.
Nếu mùa xuân là mùa dị ứng của trẻ, thì bạn nên hạn chế thời gian tiếp xúc với phấn hoa của trẻ bằng các cách như đã đề cập ở trên.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dị ứng ở trẻ em
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?