Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những vấn đề thường gặp về mắt - Phần 2

Nhìn mờ hoặc chói mắt về đêm, có chấm trước mắt là những phàn nàn hay gặp về mắt có thể không có hại mà chỉ gây khó chịu nhưng cũng có thể là những dấu hiệu sớm của bệnh lí. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kì thay đổi nào hoặc bạn thấy lo lắng về thị lực của mình.

Những vấn đề thường gặp về mắt - Phần 2

Đục thủy tinh thể

Ở độ tuổi 80, hơn một nửa trong số chúng ta bịó một đục thủy tinh thể. Tầm nhìn dần dần bị phủ sương mù và gây khó đọc, lái xe, và nhìn vào ban đêm. Bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phẫu thuật có thể thay thế thủy tinh thể đã bị đục bằng một thấu kính nhân tạo có hiệu quả cao.

Bệnh viêm võng mạc sắc tố

Bạn có thể thừa hưởng rối loạn này từ cha mẹ của bạn. Nó thường bắt đầu với các vấn đề tầm nhìn ban đêm. Tiếp đến là một mất dần thị trường phía ngoại vi, hình thành thị trường hình ống, và cuối cùng, trong một số trường hợp dẫn tới mù lòa. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin A liều cao có thể hạn chế mất thị lực. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ trước khi dùng thuốc bởi vì quá nhiều vitamin A có thể gây độc.

Hạt nổi và đốm

Đốm mờ trong tầm nhìn của bạn mà di chuyển có thể hạt nổi, đó là những mảnh vụn trong dịch kính của mắt. Chúng không chặn tầm nhìn và dễ nhìn thấy trong ánh sáng. Hạt nổi là phổ biến và thường vô hại. Nhưng nếu chúng xuất hiện hoặc tăng đột ngột, hoặc nếu bạn nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy, hãy đến gặp bác sĩ. Đốm trắng hoặc đen kéo dài và tối sầm đột ngột hoặc mất thị lực ngoại vi cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nhược thị

Giống như ở trẻ em, nếu một trong hai mắt của bạn không nhìn thấy rõ, não của bạn sẽ sử dụng mắt còn lại. Tình trạng này, được gọi là nhược thị, có thể xảy ra vì một vấn đề điều chỉnh của mắt (lác mắt) hoặc thị lực kém ở một mắt. Một vết hoặc giọt làm mờ tầm nhìn trong mắt "tốt" có thể kích thích não sử dụng mắt khác. Nếu không được điều trị trong thời thơ ấu, có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Chăm sóc mắt: dị vật trong mắt

Rất nhiều sợi thần kinh ở ngay dưới bề mặt của giác mạc, do đó, một hạt bụi nhỏ cũng có thể gây đau. Đừng dụi mắt bởi vì bạn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt, hãy rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước ấm. Nếu như vậy không làm bật các dị vật khỏi mắt, hãy đến bác sĩ để loại bỏ nó và cung cấp kháng sinh nhỏ mắt để bảo vệ giác mạc của bạn khỏi bị nhiễm trùng.

Nước mắt và khô mắt

Nước mắt có tác dụng bôi trơn mắt. Khi không đủ nước mắt, có thể do không khí khô, lão hóa, hoặc các tình trạng sức khỏe khác, đôi mắt của bạn có thể trở nên đau đớn và khó chịu. Đối với những trường hợp khô mắt nhẹ, thỉnh thoảng sử dụng nước mắt nhân tạo có thể làm giảm các triệu chứng. Nếu khô mắt nặng hơn, bạn có thể cần các thuốc điều trị khác hoặc một thủ thuật để sửa chữa nó.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc có thể gây ra bởi một loại virus, vi khuẩn, chất kích thích, hoặc dị ứng. Bạn có thể bị đỏ mắt, ngứa, rát và chảy nước mắt. Nếu ngứa là triệu chứng chính của bạn thì có thể nguyên nhân là do dị ứng. Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc là do virus, và không cần dùng kháng sinh. Bác sĩ sẽ chỉ cung cấp cho bạn thuốc nhỏ mắt kháng sinh nếu bệnh của bạn là do vi khuẩn. Cả hai nguyên nhân do vi khuẩn và virus đều rất dễ lây lan, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm.

Lẹo

Lẹo là vết sưng đỏ trông giống như mụn nhọt nằm trên hoặc gần các cạnh của mí mắt. Nó là một loại nhiễm trùng mí mắt (viêm bờ mi). Lẹo thường tự lành trong một tuần. Bạn có thể sử dụng chườm ấm và ẩm 3-6 lần một ngày để tăng tốc độ phục hồi. Không đeo kính áp tròng hoặc trang điểm mắt cho đến khi nó lành.

Dị ứng

Dị ứng gây chảy nước mắt, ngứa mắt. Phấn hoa, cỏ, bụi và lông vật nuôi là các nguyên nhân phổ biến. Một bác sĩ dị ứng có thể cho bạn biết những gì cần tránh. Hãy đóng cửa sổ ở nhà và trong xe của bạn. Sử dụng nệm và gối đặc biệt có thể chống các tác nhân gây dị ứng. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, và sử dụng bộ lọc các chất gây dị ứng trong lò sưởi và điều hòa không khí. Thuốc nhỏ mắt dị ứng, nước mắt nhân tạo và thuốc kháng histamine cũng có thể làm giảm các triệu chứng.

Khám mắt định kì

Bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên, đặc biệt là nếu gia đình bạn có các bệnh di truyền về măt, hoặc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác. Khám mắt cũng có thể tìm thấy các bệnh lí khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao, hoặc thậm chí một cơn đột quỵ hoặc khối u não. Lồi mắt là một dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, và củng mạc mắt (lòng trằng) có màu vàng có thể là một dấu hiệu của bệnh về gan.

 

Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời

Tia cực tím có thể gây tổn hại cho đôi mắt của bạn. Theo thời gian, tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể gây đục thủy tinh thể trong 8-10 năm đầu, có thể đốt cháy giác mạc của bạn. Vì vậy, đội mũ và đeo kính râm để chặn các tia cực tím. Bạn cũng có thể thêm một bảo vệ khác như tấm chắn tia cực tím để bên cửa sổ của chiếc xe của bạn. Những người có đôi mắt sáng màu có xu hướng nhạy cảm hơn với ánh sáng. Nếu bạn đột nhiên nhạy cảm hơn với ánh sáng hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ mắt, vì đó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề về mắt.

 

Bảo vệ đôi mắt của bạn

Bắn mỡ khỏi chảo, mảnh vụn bay lên từ máy cắt cỏ, bắn dung dịch tẩy rửa trong một cái xô vào mắt... Một số trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với đôi mắt của bạn đang ở trong nhà của bạn. Các chuyên gia chăm sóc mắt khuyên rằng mỗi hộ gia đình cần có kính bảo vệ mắt. Ngay cả khi một chấn thương mắt có vẻ nhỏ, cần đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức để kiểm tra, đánh giá chính xác.

Những thực phẩm giúp bạn có một đôi mắt khỏe mạnh

Cà rốt thực sự là tốt cho đôi mắt của bạn. Rau dền, các loại hạt, cam, thịt bò, cá, ngũ cốc nguyên hạt, và nhiều loại thực phẩm khác cần có trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy tìm các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa như axit béo omega-3; vitamin C, E, và beta-carotene; cũng như kẽm, lutein, và zeaxanthin. Nghiên cứu cho thấy những chất dinh dưỡng đó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi.

 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có cần kiểm tra mắt thường xuyên?
BS. Trần Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm