Tăng cường chức năng miễn dịch
Theo Mayo Clinic, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, siro kẽm hoặc viên ngậm ho có chứa kẽm có thể làm giảm số ngày bạn bị cảm lạnh đi khoảng 1 ngày. Điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy thoải mái: nếu bạn uống bổ sung kẽm ngay khi những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh xuất hiện, bạn có thể sẽ hồi phục nhanh hơn 1 ngày. Kẽm rất cần thiết cho chức năng miễn dịch, do vậy, bạn nên bổ sung kẽm trong suốt thời gian mà bạn bị cảm lạnh. Tất nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng kẽm, phòng trường hợp kẽm có thể tương tác với bất cứ loại thuốc nào mà bạn đang uống.
Sự cảm thông
Bạn có một người bạn hoặc người thân có thể đem một bát cháo nóng hổi đến cho bạn khi bạn đang nằm bẹp trên giường? Một nghiên cứu năm 2009 tại đại học Wisconsin chỉ ra rằng, sự cảm thông cũng có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh của bạn. Bác sỹ sẽ được bệnh nhân của họ đánh giá các hành vi khi bệnh nhân bị cảm lạnh. Những bác sỹ được trọn vẹn 10 điểm theo thang điểm tư vấn và quan hệ đồng cảm (Consultation and Relational Empathy – CARE) thì bệnh nhân của họ sẽ ốm ít hơn 1 ngày. Những bệnh nhân được chăm sóc và đồng cảm nhiều nhất sẽ có lượng IL-8 cao hơn gấp đôi (IL-8 là một loại protein trong cơ thể, sẽ được giải phóng ra để giúp bạn chống lại cơn cảm lạnh. Do vậy, thực sự, sự quan tâm, chăm sóc và đồng cảm của những người xung quanh có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Bổ sung vitamin C
Viên Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ có một nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin C có thể làm giảm cơn cảm lạnh. Khi bạn ốm, vitamin C dạng viên có thể sẽ rất khó để nuốt, trong khi nước cam có thể sẽ dễ uống hơn nhưng lại dễ kích thích đường ruột của bạn nếu uống nước cam mà chưa ăn gì. Một cách khác, đơn giản hơn, giúp bạn có thể bổ sung đủ lượng vitamin C là sử dụng ớt chuông vàng trong món súp/cháo mà bạn ăn khi ốm. Súp/cháo nóng có thể sẽ làm dịu tình trạng viêm họng của bạn, một chút tiêu cay có thể giúp làm thông đường thở đang bị tắc nghẽn trong khi ớt chuông lại có thể bổ sung đủ lượng vitamin C mà bạn cần. Bạn cũng nên tránh ra các loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến cơm cảm cúm và cảm lạnh của bạn diễn biến nặng hơn.
Cười nhiều hơn
Khi đang bị ốm thì thật khó có thể cười được, nhưng một nghiên cứu năm 2010 đã khẳng định rằng, việc cười sẽ kích thích tế bào T có tác dụng bảo vệ cơ thể và tăng cường việc sản xuất ra các kháng thể. Cười cũng có tác dụng tích cực lên việc điều hòa các thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm tăng cường sản xuất các kháng thể và các tế bào bảo vệ, ví dụ như tế bào T. Bạn có thể xem một bộ phim hài hoặc một vài video vui vẻ trên internet để xem.
Thắp nến thơm
Khi bạn bị cảm lạnh, bạn chắc chắn sẽ muốn làm ấm không khí trong phòng của mình lên. Ánh sáng từ đèn điện chiếu từ trên cao không thể giúp bạn có cảm giác ấm áp và dễ chịu như việc thắp một ngọn nến được. Thắp nến không chỉ giúp bạn có thêm ánh sáng và một không gian thoải mái mà còn có thể thúc đẩy một số thành phần miễn dịch trong cơ thể. Các loại tinh dầu nguyên chất có trong nến từ lâu đã được sử dụng tại châu Âu vì có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm. Hít thở các loại tinh dầu nguyên chất này phát tán trong không khí có thể sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc dự phòng hoặc điều trị cảm lạnh – một bệnh do virus gây ra. Các loại tinh dầu bạn có thể sử dụng bao gồm tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạch đàn. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng nếu bạn đang buồn ngủ, thì bạn không nên sử dụng nến thơm có chứa các loại tinh dầu này trong phòng ngủ.
Ngủ một giấc thật ngon
Khi bạn bị ngạt mũi hoặc ho nhiều thì rất khó để có được giấc ngủ sâu. Nhưng theo trang WebMD, xoang mũi của bạn sẽ tống dịch ra tốt hơn nếu bạn nâng cao đầu khi ngủ. Nhưng, vấn đề là, khi bạn chèn thêm gối ở phía dưới cổ khi ngủ, thì việc hít thở của bạn sẽ khó khăn hơn. Do vậy, hãy nhờ người thân giúp bạn nâng cao đầu giường lên bằng cách đặt sách hoặc vật gì đó cứng dưới tấm ván ở đầu giường để giúp bạn nâng cao đầu một cách tự nhiên nhất. Và giờ, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng một giấc ngủ sâu rồi đấy!
Súc miệng nước muối ấm
Sưng họng, viêm họng sẽ làm cho bạn cảm thấy khổ sở hơn vì bị cảm lạnh, bởi bạn thậm chí còn không thể nuốt được súp hoặc nước trà ấm. Khi đó, súc miệng nước muối sẽ rất có lợi cho bạn. Hỗn hợp muối và nước ấm sẽ có tác dụng chống khuẩn, giảm đau và có tác dụng làm dịu các triệu chứng của cơn cảm lạnh của bạn.
Không xì mũi quá nhiều
Nếu bạn nghĩ rằng, thường xuyên xì mũi sẽ giúp bạn loại bỏ được được toàn bộ dịch nhầy ra khỏi cơ thể và bạn nên cố gắng xì mũi càng nhiều càng tốt thì bạn nên nghĩ lại. Bởi xì mũi quá nhiều sẽ khiến mũi bị sưng, đỏ và nứt nẻ. Bề mặt khăn giấy gồ ghề nhưng lại rất mỏng và sẽ làm tình trạng của bạn năng hơn bởi mũi có thể sẽ phải tiếp xúc với đầu các ngón tay của bạn. Bạn có thể sử dụng các loại khăn giấy có bổ sung chất dưỡng ẩm hoặc thoa dầu ở dưới hoặc xung quanh cánh mũi. Bạn cũng nên mang theo một chút giấy ăn khi đi ra ngoài khi trời lạnh.
Viên ngậm ho
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại viên ngậm ho khác nhau, do vậy, rất khó để tìm ra được loại viên ngậm ho nào có hiệu quả với bạn. Các loại viên ngậm ho có chứa menthol và benzocaine có thể sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn không thích hương vị của các loại viên ngậm ho, bạn có thể thả một viên ngậm ho vào trong một ly nước nóng và để viên ngậm tan dần. Uống dung dịch nước này với một số người sẽ dễ chịu hơn là ngậm viên ngậm.
Súp/cháo gà và rau xanh
Khi đang bị ốm, thì không gì thoải mái bằng việc ngồi trên giường và cầm một bát cháo súp gà nóng hổi trên tay cả. Dịch nóng của cháo sẽ giúp khoang mũi của bạn luôn ẩm ướt, làm loãng dịch nhầy và giúp bạn có đủ nước của cơ thể. Môt nghiên cứu của đại học Nebbraska chỉ ra rằng, súp/cháo gà với rau xanh có thể làm giảm hoạt động của các bạch cầu trung tính – một trong số những nguyên nhân gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Bạn cũng nên chú ý không nên thêm quá nhiều muối vào món súp của mình. Hãy lựa chọn loại cháo/súp chứa ít muối và có nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe.
Uống trà nóng
Một trong số những cách tốt nhất để hồi phục nhanh khi bị cảm lạnh, ngoài việc nghỉ ngơi thật nhiều, đó là uống một thứ nước gì đó ấm, ví dụ như trà. Một số loại trà sẽ thích hợp với hệ miễn dịch hơn là các loại khác. Ví dụ như trà gừng; gừng có chứa thành phần chống viêm và có rất nhiều lợi ích khác. Nghệ cũng rất giàu curcumin và các loại tinh dầu nhẹ có thể giúp cơn cảm lạnh của bạn không diễn biến nặng hơn. Nếu bạn không thể uống được trà nguyên nhất vì vị đắng của nó, bạn có thể thêm một chút mật ong vào ly trà của mình. Mật ong có chứa các chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn cũng có thể giúp ích rất nhiều khi bạn bị cảm lạnh,
Tham khảo thêm thông tin về cảm lạnh tại bài viết: Thực phẩm chống lại cảm lạnh trong mùa đông
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh