Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những ảnh hưởng của việc mang thai ở tuổi vị thành niên - phần 2

Có gần 250.000 trẻ sinh ra trong năm 2014 bởi các bà mẹ tuổi vị thành niên, theo Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Khoảng 77% các lần mang thai này là ngoài dự tính. Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể thay đổi cuộc sống của một người mẹ trẻ. Nó đặt lên người mẹ trẻ rất nhiều trách nhiệm, không chỉ với bản thân mà với cả em bé trong bụng.

Những ảnh hưởng của việc mang thai ở tuổi vị thành niên - phần 2

Các yếu tố khác

Tài chính

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ Mỹ, cha mẹ vị thành niên thường không hoàn thành được trình độ giáo dục cao hơn. Họ thường bị hạn chế về kinh tế hơn các bậc cha mẹ đã trưởng thành.

Khoảng một nửa số bà mẹ tuổi vị thành niên nhận bằng tốt nghiệp trung học của họ ở tuổi 22. Chỉ có 10 phần trăm các bà mẹ tuổi teen hoàn thành trong hai hoặc bốn năm. Mặc dù có ngoại lệ, việc hoàn thành trung học phổ thông và giáo dục đại học thường ảnh hưởng quan trọng đến khả năng kiếm thêm thu nhập nhiều hơn trong suốt cuộc đời.

Sức khoẻ thể chất

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, các bà mẹ vị thành niên có sức khỏe thể chất kém nhất trong các phụ nữ được nghiên cứu, bao gồm cả những phụ nữ đã quan hệ tình dục không được bảo vệ. Các bà mẹ vị thành niên có thể bỏ bê sức khỏe thể chất của mình trong khi phải chăm sóc cho con. Họ cũng có thể hạn chế khả năng tiếp cận và hiểu biết về thực phẩm và ăn uống lành mạnh. Họ cũng có nhiều khả năng bị béo phì.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kì, nguy cơ mắc những vấn đề sau sẽ cao hơn khi mang thai ở tuổi vị thành niên:

• Tiền sản giật

• Thiếu máu

• Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

• Sinh non

• Sinh con nhẹ cân

Tác động đến đứa trẻ

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, trẻ em sinh ra từ cha mẹ vị thành niên phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong suốt cuộc sống của chúng. Những thách thức này bao gồm nhận được ít giáo dục, sức khỏe hành vi và thể chất thường tồi tệ hơn.

Theo Youth.gov, các ảnh hưởng khác đối với con của một bà mẹ vị thành niên bao gồm:

• Nguy cơ nhẹ cân và sinh non cao hơn

• Ít sự chuẩn bị khi vào trường mẫu giáo

• Có nhiều khả năng gặp các vấn đề về pháp luật tội phạm trong thời niên thiếu

• Có nhiều khả năng bỏ học

• Có nhiều khả năng bị thất nghiệp hoặc phải lao động khi còn rất nhỏ

Những hiệu ứng này có thể ảnh hưởng như một chu kỳ bền vững đến các bà mẹ vị thành niên và con của họ.

​Tương lai

Làm mẹ khi tuổi còn nhỏ không có nghĩa là người phụ nữ sẽ không thành công trong cuộc sống. Nhưng điều quan trọng là các bà mẹ trẻ cần xem xét kĩ càng những vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể, ổn định tài chính, và sức khỏe của con mình.

Các bà mẹ trẻ nên nói chuyện với cha mẹ mình và những người thân yêu có khả năng hỗ trợ để tìm được sự giúp đỡ phù hợp.

Lời khuyên cho các bà mẹ tuổi teen

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh thực sự có thể cải thiện sức khỏe tâm thần. Điều này bao gồm sự hỗ trợ của:

•  Cha mẹ

•  Ông bà

•  Bạn bè

•  Người thân

•  Bác sĩ

Điều quan trọng là các bà mẹ tuổi teen cần đặc thăm khám sức khỏe thai kì từ sớm trong ba tháng đầu tiên. Sự hỗ trợ này giúp cho sức khỏe của bạn và con tốt hơn, cả trong quá trình mang thai và sau đó.

Các bà mẹ vị thành niên có nhiều khả năng có sức khỏe tinh thần và kết quả tài chính tích cực hơn khi họ học xong trung học. Nhiều trường trung học cung cấp các chương trình hoặc sẽ sắp xếp để giúp các bà mẹ trẻ hoàn thành việc học của mình. Việc tiếp tục học là điều rất quan trọng đối với tương lai của một bà mẹ tuổi vị thành niên và đứa con của họ.

Tổng kết

Các bà mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần so với các bà mẹ đã trưởng thành. Nhận thức được những nguy cơ và biết tìm kiếm sự hỗ trợ có thể làm giảm bớt căng thẳng và áp lực.

Là một người mẹ không dễ dàng, bất kể tuổi tác của bạn. Khi bạn là một người mẹ tuổi teen, đừng quên chăm sóc bản thân trong khi bạn chăm sóc cho em bé của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có NÊN nhuộm tóc khi đang mang thai?

CTV Võ Dung_ Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm