Những thay đổi tế nhị đáng nhớ của mẹ bầu
Các bác sĩ sản khoa đều thống nhất rằng cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi khi bắt đầu mang thai và kéo dài trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nhiều điều xảy ra đối với cơ thể người phụ nữ khi họ mang thai có thể khiến họ bất ngờ, nhất là những mẹ mang thai lần đầu, với các biểu hiện như: xuất hiện lông ở bụng, ợ hơi, đầy hơi, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ bầu thường ít đề cập đến những vấn đề này vì chúng khá tế nhị.
Mặc dù tế nhị và có thể bạn ngại ngùng vì nghĩ rằng chỉ có mình bạn mới bị như thế. Điều quan trọng là bạn không nên xấu hổ bởi các bác sĩ sản khoa cần biết điều gì đang xảy ra đối với bạn để có thể giúp bạn đảm bảo một thai kì bình thường.
Xì hơi
Gần như tất cả những phụ nữ mang thai thường bị xì hơi nhiều hơn, bạn có thể không kìm chế được bởi vì các cơ đường tiêu hóa trở nên khó kiểm soát hơn khi mang thai. Khi không có thai, bạn có thể biết được hầu hết những thời điểm bạn sẽ xì hơi và kìm chế được cho đến khi đi vệ sinh nhưng khi mang thai thì bạn khó có thể làm như vậy.
Và tin vui là mặc dù bạn không thể xóa bỏ vấn đề này nhưng bạn có thể giảm xì hơi bằng luyện tập và thay đổi chế độ ăn. Tập luyện giúp làm tăng nhu động ruột, khiến thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Càng giảm thời gian bị ứ đọng và lên men thì càng ít sinh hơi. Một số thức ăn có thể làm bạn dễ bị xì hơi hơn, vì vậy, tốt nhất bạn nên tránh, đó là các đồ uống có ga, đậu, bông cải xanh, súp lơ và hoa quả sấy khô.
Những sản phẩm từ sữa cũng có thể làm giảm nhu động ruột, dẫn đến đầy hơi. Theo giáo sư sản phụ khoa Sonja Kinney tại Đại học Y Nebraska, nhiều phụ nữ bắt đầu uống sữa mỗi ngày trong thời gian mang thai nhưng họ lại không thể dung nạp được. Một trong những biểu hiện của việc không dung nạp sữa là đầy bụng, xì hơi. Do vậy bạn hãy thử các loại sữa không có lactose hoặc sử dụng các thực phẩm giàu canxi khác nếu bạn không dung nạp lactose.
Tiểu không tự chủ
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên đóng băng vệ sinh mỏng, loại dùng hàng ngày để khắc phục tình trạng đái rỉ trong những tháng cuối thai kì. Mẹ bầu chỉ cần lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm trùng nhé.
Đi tiểu thường xuyên hơn cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này. Khi thai phát triển và tử cung to lên sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang. Vì vậy, bạn nên đi tiểu mỗi 2 giờ, thậm chí ngay cả khi bạn không cảm thấy buồn, để hạn chế đái rỉ hay són tiểu.
Lông tóc trên mặt
Khi mang thai, các hormon làm mái tóc của bạn trở nên dày mượt hơn nhưng cũng có thể làm phát triển lông tóc ở những vị trí không mong muốn. Hầu hết phụ nữ mang thai đều rất vui mừng khi có một mái tóc bóng đẹp hơn nhưng tường xấu hổ hoặc ngai ngùng khi nói chuyện về bộ ngực, bụng và mặt, đặc biệt là những sợi lông xuất hiện ở những nơi không hề mong muốn đó.
Tẩy lông hoặc nhổ lông là phương pháp an toàn nhất để loại bỏ lông khi mang thai. Bởi vì bất cứ một thủ thuật thẩm mỹ nào cũng đều không được chỉ định trong thời gian này. Các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lấy nó đi sau khi bạn qua thời kì thai nghén. "Trong thời gian mang thai, điều trị laser ở mặt có thể ảnh hưởng đến sắc tố da và gây ra sẹo”, theo giáo sư Kim Hoover, chuyên ngành sản phụ khoa ở đại học Alabama, Birmingham.
Mùi khó chịu
Khá nhiều phụ nữ nhạy cảm với mùi hơn khi mang thai. Nhiều người ác cảm với những thực phẩm có mùi mạnh như gia cầm hoặc hải sản. Nhiều người khó chịu với những mùi mà trước đây họ thấy là bình thường.
Có tỉ lệ nhỏ mẹ bầu tự cảm thấy có mùi cơ thể nồng hơn và khiến họ cảm thấy xấu hổ, e ngại. Đôi khi bạn có thể tự nhận thấy mùi âm đạo của mình, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kì. Nó có thể là do bạn có nhiều khí hư hơn. Một số người lo lắng về mùi này và lấy khăn ướt lau đi. Nhưng không ai có thể cảm nhận được điều này đâu, bởi vì rất đơn giản là mùi của bạn không hề tăng lên mà đó là do khứu giác của bạn trở nên nhạy bén hơn và bạn tự cảm thấy vậy thôi.
Hãy đừng ngại ngần nói với bác sĩ của bạn về bất kì mùi khó chịu nào của âm đạo nào mà bạn mới phát hiện thấy, bởi nếu đó là dấu hiệu của nhiễm nấm, nhiễm trùng, bác sỹ có thể thăm khám và điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng và quá trình sinh nở sau này của bạn.
Trĩ
Đây là điều rất nhiều mẹ bầu phải trải qua, nhất là trong nửa sau của thai kỳ. Tuy nhiên, khi hỏi bất kì một bà mẹ nào mới mang thai lần đầu về trĩ, họ sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc xấu hổ nếu chia sẻ với bạn.
Bạn gần như chắc chắn phải đối mặt với trĩ khi mang thai. Bệnh thường gắn liền với táo bón và sự tăng áp lực trong ổ bụng khi bạn cố gắng đi vệ sinh. Và tất cả chúng ta đều biết táo bón là một rắc rối thường gặp nhất trong thai kì. Trĩ khiến mẹ bầu đau đớn, chảy máu khi đi ngoài và lo sợ vì nghĩ đến những nguy cơ nghiêm trọng hơn cho em bé.
Bạn có thể giảm nguy cơ bị trĩ bằng cách tránh táo bón khi mang bầu như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ và sử dụng thuốc làm mềm phân khi cần thiết. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết được cách bổ sung chất xơ tốt nhất.
Nếu trĩ phát triển, bác sỹ sẽ có thể cho bạn dùng các miếng đắp hoặc kem bôi kháng viêm tại chỗ để giảm đau, giảm viêm tại vùng trĩ mà vẫn an toàn cho bạn và em bé.
Trứng cá
Mụn nhọt và trứng cá thường khá phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, bởi sự gia tăng của một số hormon. Một số thuốc điều trị trứng cá như Retin-A không được sử dụng khi mang thai nhưng có thể áp dụng một số giải pháp điều trị khác.
Hầu hết các dung dịch rửa mặt trị mụn trứng cá là an toàn vì chúng không lưu lại trên da của bạn trong thời gian dài. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kì loại sản phẩm trị mụn nào. Hạn chế sử dụng các thuốc trị mụn, chỉ dùng trên khu vực bị ảnh hưởng. Sản phẩm có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, acid azelaic là an toàn khi sử dụng với số lượng nhỏ.
Tình dục
Nghén, tăng cân, bụng to dần và những thay đổi khác của cơ thể có thể khiến bạn không hứng thú gần gũi với chồng hoặc bạn tình, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số mẹ bầu lại cảm thấy ngại ngùng khi quan hệ bởi dịch nhày âm đạo thay đổi, họ dễ bị sưng âm đạo và cảm thấy không thoải mái, hoặc thấy chúng trông không hấp dẫn.
Nhưng đừng khiến mang thai làm ảnh hưởng tới giao tiếp và sự thân mật giữa các bạn bởi vì đây là lúc mẹ bầu cần sự chăm sóc, chia sẻ, thông cảm nhiều nhất. Hãy thử thay đổi bằng nhiều cách khác nhau, vuốt ve âu yếm thay vì quan hệ tình dục thật sự. Và một tin vui cho các mẹ bầu ngại ngùng chuyện này là phần lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy hứng thú quay trở lại khi khoảng thời gian ốm nghén qua đi tức là trong 3 tháng giữa của thai kỳ.
Nếu bạn gặp nhiều rắc rối trong vấn đề này, bạn nên cân nhắc đi cùng chồng hoặc bạn tình đến gặp bác sĩ sản phụ khoa của mình. Các chuyên gia có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này một cách tối ưu nhất.
Cuối cùng, mẹ bầu hãy nhớ, những thay đổi trên đây thường gặp khi mang thai và không có gì phải ngại ngùng khi chia sẻ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, của người thân, bạn bè và nhất là bác sỹ. Bỏi vì điều đó tốt cho cả bạn và em bé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bí ẩn về đường nâu trên bụng khi mang thai
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.