Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhắn tin bằng ngón cái và nhiều thói quen làm hại khớp cần loại bỏ

Ngồi làm việc lâu, thường xuyên sinh hoạt sai tư thế, lười vận động, đi giày cao gót,... đều là những nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau khớp. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây để ngăn ngừa đau khớp.

Cùng với sự phát triển của lối sống hiện đại, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc căn bệnh đau khớp. Ngoài nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên, phần lớn bệnh xương khớp có nguồn gốc từ những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Đau khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau như viêm khớp, gút,... Điều đơn giản bạn có thể làm là thay đổi những thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây để ngăn ngừa đau khớp.

Nhắn tin bằng ngón tay cái gây đau khớp

Các chuyên gia nói rằng ngón tay cái của bạn chịu trách nhiệm cho 60% hoạt động của cả bàn tay. Vì vậy, bạn cần giữ ngón tay cái của mình hoạt động tốt cho các hoạt động khác nhau.

Nhắn tin bằng ngón tay cái tạo áp lực lên các khớp ngón tay cái kích thích cơn đau khớp. Nhắn tin làm tăng vận động các khớp ở tay, đặc biệt là ngón cái. Nhắn tin cũng có thể không tốt cho vai và cổ của bạn.

Lời khuyên:

Hãy giảm thiểu việc nhắn tin bằng ngón tay cái hoặc sử dụng chức năng thoại để nhắn tin rảnh tay.

Hạn chế đau khớp ngón tay bằng việc sử dụng tin nhắn thoại thay vì dùng tay để nhắn tin.

Giày cao gót gây đau khớp chân

Phụ nữ đi giày cao gót hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và đau chân. Giày cao gót đặt bàn chân của bạn ở một vị trí không bình thường, gây căng thẳng các khớp, căng cơ và có thể khiến lưng bạn không thẳng.

Thường xuyên đi giày cao gót khiến cơ đùi hoạt động nhiều hơn để giữ cho đầu gối của bạn thẳng. Nó cũng đặt các lực xoắn nguy hiểm lên đầu gối của bạn.

Lời khuyên:

Giày cao gót, xăng đan và dép lê được coi là những đôi giày kém chất lượng cho sức khoẻ vì chúng hỗ trợ không đầy đủ cho bàn chân. Nên đổi các loại dày dép này sang giày hỗ trợ đi bộ hoặc giày thể thao để tránh đau chân, đầu gối và lưng.

Đi giày cao gót tăng nguy cơ đau khớp.

Thường xuyên bẻ khớp ngón tay

Một số người có thói quen xấu là bẻ khớp ngón tay. Âm thanh phát ra từ các dây chằng bắt vào xương hoặc từ các bong bóng chất lỏng vỡ ra xung quanh các khớp khiến nhiều người thích thú.

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy rằng bẻ khớp ngón tay của bạn có thể gây sưng tay và thậm chí nó có thể làm suy yếu khả năng cầm nắm của bạn.

Lời khuyên:

Thay vì bẻ khớp ngón tay, hãy bóp một quả bóng căng để tăng cường cơ bắp ở tay và tăng cường độ cầm nắm.

Nên bỏ thói quen bẻ các ngón tay để ngừa đau khớp.

Mang ba lô hoặc túi nặng gây đau khớp cổ và lưng

Mang một vật nặng trên lưng, cho dù đó là ba lô hay túi xách, có thể gây ra nhiều áp lực và căng thẳng cho cổ, vai và lưng của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chỉ thích xách ba lô hoặc túi xách ở một bên.

Kết quả là các cơ và khớp ở một bên của cơ thể làm việc quá sức khiến chúng bị hao mòn nhiều hơn. Bạn có thể bị đau cơ, đau khớp và các triệu chứng khác.

Lời khuyên:

Để giảm tải, bạn cần hạn chế mang theo những đồ vật không cần thiết. Chỉ mang theo những gì bạn cần. Đeo ba lô trên cả hai vai để phân phối trọng lượng đồng đều hơn. Nếu bạn mang theo ví hoặc túi xách có 1 dây đeo, hãy đổi bên để tránh gây áp lực quá mức lên một bên cơ thể.

Nên đeo balo ở cả hai bên vai để tránh gây áp lực lệch cho cơ thể.

Ngủ không đúng tư thế gây đau khớp cổ

Bạn có thể ngáy ít hơn khi nằm sấp thay vì nằm ngửa, nhưng phần còn lại của cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng. Người nằm sấp khi ngủ phải vặn đầu và cổ sang một bên. Điều này lại gây căng thẳng cho các dây thần kinh. Nó cũng nén cột sống của bạn, dẫn đến việc căn chỉnh cột sống khó khăn.

Lời khuyên:

Bạn nên ngủ ở tư thế thẳng để đầu và cổ thẳng hàng với cột sống giúp giảm nguy cơ căng cơ lưng, cổ và cơ. Tránh nằm sấp khi ngủ. Chuyển sang ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa. Hãy tìm những chiếc gối đặc biệt dành cho người ngủ nghiêng và ngủ lưng để thúc đẩy sự liên kết cột sống khỏe mạnh.

Hạn chế việc nằm sấp khi ngủ để tránh gây đau khớp cổ, vai và cột sống.

Bỏ qua việc rèn luyện sức khỏe

Lười vận động không tốt cho sức khỏe xương khớp. Sau 40 tuổi, quá trình loãng xương bắt đầu khiến xương dễ bị tổn thương. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, làm tăng mật độ khoáng của xương khoảng 1 – 3%.

Lời khuyên:

Tập luyện với tạ sẽ kích thích sự phát triển của xương mới. Sự kết hợp của cơ bắp chắc khỏe và xương vững chắc giúp tăng độ ổn định của khớp. Do đó, sẽ giúp bạn ít bị chấn thương hơn.

Nên được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện sức mạnh lần đầu tiên, đặc biệt nếu bạn bị đau khớp, đau đầu gối hoặc đau lưng.

Khi bắt đầu một chương trình tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sai tư thế dẫn đến đau khớp

Tư thế đứng hay ngồi sai khiến cột sống của bạn không thẳng hàng và làm tăng căng thẳng cho các cơ và khớp. Ngồi quá lâu với máy tính có thể dẫn đến đau cổ, cổ tay, khuỷu tay, vai và lưng của bạn.

Tư thế không tốt giới hạn phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của bạn. Nó có thể khiến bạn mất thăng bằng và hạn chế khả năng làm việc của bạn.

Tư thế đứng hay ngồi sai khiến cột sống của bạn không thẳng hàng và gây đau cột sống.

Lời khuyên:

Để tuân thủ một tư thế đúng rất đơn giản. Đứng thẳng, ngửa vai và ngẩng cao đầu. Siết cơ bụng của bạn và giữ cho cột sống thẳng. Nếu ngồi trên bàn làm việc, hãy đảm bảo rằng bạn có một sự hỗ trợ tốt (ví dụ một chiếc ghế có thể điều chỉnh) để thúc đẩy tư thế tốt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chớ xem thường chứng đau và tê bì ngón tay, bàn tay.

Thiên Châu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm