Viêm xương khớp thoái hóa, đôi khi được gọi là bệnh thoái hóa khớp hoặc thoái hóa xương khớp (osteoarthrosis), là hình thức phổ biến nhất của viêm khớp. Viêm xương khớp thoái hóa xảy ra khi sụn ở khớp xương giảm theo thời gian.
Mặt khác, viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một căn bệnh tự miễn có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm cả mô mắt. Một số bệnh về khớp khác cũng có thể ảnh hưởng đến mắt bao gồm:
Hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt là một căn bệnh làm giảm độ ẩm của mắt, khiến mắt bị khô. Nó thường đi kèm với bệnh viêm khớp. Theo báo cáo của Hiệp hội viêm khớp, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 9 lần so với nam giới.
Hội chứng khô mắt có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và nhiễm khuẩn mắt do tuyến lệ giữ ẩm cho mắt cũng đồng thời đóng vai trò bảo vệ mắt trước những tác nhân từ bên ngoài. Hội chứng Sjogren (một rối loạn của hệ thống miễn dịch được xác định bởi hai triệu chứng phổ biến nhất của nó – khô mắt và khô miệng) cũng là một căn bệnh tự miễn làm giảm tiết nước mắt.
Đục thủy tinh thể
Nếu thị lực của bạn bỗng nhiên bị suy giảm, cảm giác như có những đám mây che tầm nhìn, khó khăn trong việc nhìn màu hay khó quan sát mọi vật vào ban đêm, bạn có thể đã mắc bệnh đục thủy tinh thể. Căn bệnh này chủ yếu gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên các dạng của bệnh viêm khớp cũng là yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Trên thực tế, đục thủy tinh thể hay gặp ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp. Phương pháp phẫu thuật thay thế thủy tinh thể của bệnh nhân bằng thủy tinh thể nhân tạo hiện là biện pháp điều trị tốt nhất đôi với bệnh đục thủy tinh thể.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp niêm mạc của mí mắt và lòng trắng của mắt. Một dạng của bệnh viêm khớp có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Theo Viện nghiên cứu về các bệnh cơ xương khớp và da liễu quốc gia, một nửa trong số các bệnh nhân mắc viêm khớp phản ứng có tiến triển bệnh viêm kết mạc mắt. Mặc dù có thể điều trị khỏi nhưng căn bệnh này có tỷ lệ tái phát cao.
Tăng nhãn áp
Bệnh viêm khớp có thể dẫn tới chứng tăng nhãn áp, một căn bệnh gây hủy hoại dây thần kinh thị giác. Viêm khớp làm tăng áp lực dịch thể trong mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh.
Ở giai đoạn sớm, tăng nhãn áp không biểu hiện triệu chứng, do vậy tốt nhất là nên đi khám mắt định kỳ. Khi tiến triển đến những giai đoạn muộn, tăng nhãn áp có thể gây đau mắt và nhìn mờ.
Viêm màng cứng mắt
Viêm màng cứng mắt là một viêm nhiễm nghiêm trọng của màng cứng, thường được gọi là lòng trắng của mắt. Màng cứng là mô liên kết cung cấp cho mắt hình dạng của nó và bảo vệ mắt. Bệnh nhân bị viêm màng cứng của mắt thường bị đau và thay đổi thị lực. Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao bị viêm màng cứng mắt. Do vậy, điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt này.
Mất thị lực
Có vẻ như biến chứng đáng sợ nhất của bệnh viêm khớp ảnh hưởng đến mắt đó là mất thị lực. Viêm màng bồ đào, một trong những bệnh về mắt khá phổ biến, có thể gây đỏ mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ. Căn bệnh này có liên quan mật thiết với chứng viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới suy giảm thị lực vĩnh viễn và mù lòa.
Đề phòng các biến chứng trên thị lực
Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến các vấn đề về mắt. Bệnh viêm khớp thường không dẫn đến tiểu đường, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường có thể mắc một số căn bệnh về khớp. Trên thực tế, bản thân bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Do vậy, điều quan trọng là không nên phớt lờ bất cứ các biến chứng nào của bệnh viêm khớp. Hãy lưu ý đến tất cả các triệu chứng, đặc biệt là các vấn đề về mắt khi bạn đang mắc các bệnh viêm khớp. Đặc biệt, nếu bạn vừa mắc bệnh tiểu đường vừa mắc chứng viêm khớp, bạn càng cần phải tuân theo chế độ điều trị nghiêm ngặt và kiểm tra mắt định kỳ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nấu ăn giảm viêm cho người viêm khớp dạng thấp
Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu magie từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người cần bổ sung thêm magie thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thuốc để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
Mùa lạnh là thời điểm nhạy cảm đối với sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi và những người có bệnh nền.
Trời bắt đầu vào mùa thu, và những bông hoa mùa hè đã tàn. Vậy tại sao bạn vẫn hắt hơi ? Liệu có phải dị ứng không, tác nhân gây dị ứng là gì? Hãy cùng VIAM tìm hiểu nhé !
Trái cây còn tồn dư thuốc trừ sâu là mối lo của nhiều bà nội trợ. Vậy có cách nào hiệu quả để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn lại này không?
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho biết, anh chị cả (con đầu lòng) hoặc con một trong nhà, dễ bị trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ em từ khi 8 tuổi.