Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những bài tập giúp giảm đau khớp thái dương hàm

Những người bị đau do rối loạn khớp thái dương hàm nên thử một số các bài tập để giảm đau. Các bài tập này có thể cải thiện sức mạnh và khả năng vận động của hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến cơ và xương hàm. Chúng gây đau ở khớp nối xương hàm với hộp sọ - vị trí cho phép một người mở và đóng miệng. Các liệu pháp không xâm lấn hoặc bảo tồn có thể giảm đau và cứng khớp do rối loạn khớp thái dương hàm. Chúng bao gồm các bài tập có thể giúp cải thiện sức mạnh hoặc chức năng của hàm. Bài viết này giải thích rối loạn khớp thái dương hàm là gì và nêu chi tiết một số bài tập có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm, cho phép hàm cử động khi một người ăn, nói hoặc ngáp. Các khớp, cơ và dây chằng điều khiển hàm nằm ở hai bên của nó. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, mỗi khớp có một đĩa đệm bên trong là phần đệm khi hàm di chuyển. Bất kỳ sự sai lệch nào trong hệ thống cơ, dây chằng và đĩa đệm đều có thể gây đau, cứng hoặc khó chịu ở khớp thái dương hàm. Nguyên nhân phổ biến gây đau khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Chấn thương hàm
  • Phẫu thuật nha khoa
  • Việc đặt ống thở trong khi phẫu thuật
  • Bệnh tự miễn
  • Nhiễm trùng

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm viêm khớp và nghiến răng.

Những bài tập giúp làm giảm cơn đau khớp thái dương hàm

Dưới đây, chúng tôi liệt kê những bài tập có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và giải thích cách thực hiện chúng. Tuy nhiên, tốt nhất là thảo luận về các bài tập với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi bắt đầu. Nếu các bài tập dưới đây làm tăng thêm cảm giác đau của bạn, bạn nên ngừng luyện tập ngay. 

  1. Bài tập đóng miệng

Thực hiện bài tập:

  • Đặt các ngón tay cái dưới cằm.
  • Đặt các ngón tay trỏ giữa rãnh miệng và đáy cằm.
  • Dùng các ngón tay và ngón cái tạo áp lực nhẹ nhàng hướng xuống cằm trong khi ngậm miệng.
  1. Chuyển động hàm từ bên này sang bên kia

Bài tập này bao gồm việc di chuyển hàm từ bên này sang bên kia để tăng cường cơ bắp:

  • Nhẹ nhàng dùng răng cửa cắn xuống một vật có độ dày khoảng 1cm, chẳng hạn như hai dụng cụ đè lên lưỡi.
  • Từ từ di chuyển hàm từ bên này sang bên kia.
  • Tăng độ dày của vật một khi bài tập trở nên dễ dàng hơn.

3. Lên lưỡi

Bài tập nâng lưỡi bao gồm việc mở và đóng miệng từ từ trong khi vẫn duy trì sự tiếp xúc lưỡi với vòm miệng. Một người nên lặp lại động tác này vài lần.

4. Chuyển động hàm về phía trước

Bài tập này cũng yêu cầu một vật mỏng. Một người có thể làm theo các bước sau:

  • Nhẹ nhàng giữ một vật có độ dày khoảng 1cm giữa các răng cửa.
  • Đưa hàm về phía trước sao cho răng dưới nằm trước răng trên.
  • Khi bài tập trở nên dễ dàng hơn, hãy thay vật dày hơn.

Một người có thể thực hiện chuỗi bài tập này trong 5 phút, hai lần một ngày

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Những người bị đau do rối loạn cơ thái dương hàm nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Một số người sẽ không thấy những bài tập này có hiệu quả trong việc giảm đau. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc các liệu pháp khác để giảm bớt cơn đau. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể đề nghị phẫu thuật, mặc dù họ có xu hướng xem đây là biện pháp cuối cùng.

Các bài tập chữa đau khớp thái dương hàm nói chung là an toàn và có thể làm giảm các triệu chứng cho một số người. Chúng dễ dàng để một người thực hiện ở nhà mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn thêm nếu các bài tập không làm giảm triệu chứng đau.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đau khớp kiểu di chuyển là gì?

Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm