Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt hai chân, liệt tứ chi do tổn thương tủy sống

Tổn thương tuỷ sống gây liệt hai chân chi hoặc tứ chi kèm theo các rối loạn khác như mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, ruột, dinh dưỡng…

Theo số liệu thống kê hàng năm trên thế giới, tỷ lệ tổn thương tuỷ sống có xu hướng ngày một gia tăng. Phục hồi chức năng cho những bệnh nhân này rất cần thiết vì phần lớn bệnh nhân là những người trong độ tuổi lao động, mang lại nguồn thu nhập chính của gia đình và cộng đồng.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt hai chân chi hoặc liệt tứ chi do tổn thương tuỷ sống là dùng các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục học, kinh tế và kỹ thuật phục hồi chức năng nhằm đảm bảo cho bệnh nhân có thể tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, xã hội, có cuộc sống bình thường nhất trong hoàn cảnh hiện tại của họ.

Nhận biết dấu hiệu bệnh liệt tứ chi, liệt hai chân do tổn thương tủy sống

Triệu chứng lâm sàng

– Mất vận động hoặc giảm vận động dưới mức tổn thương: liệt tứ chi nếu tổn thương tuỷ sống cổ, liệt hai chân nếu tổn thương tuỷ sống lưng (ngực) hoặc thắt lưng.

– Mất hoặc giảm cảm giác dưới mức tổn tương.

– Rối loạn đại tiểu tiện.

– Rối loạn dinh dưỡng: loét, phù nề hai chân.

– Rối loạn thần kinh thực vật: khô da, cơn tăng huyết áp, thay đổi thân nhiệt, tim mạch.

Một số xét nghiệm chẩn đoán

– Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính cột sống để xác định chẩn đoán

– Xét nghiệm công thức máu, sinh hoá máu

Biến chứng, nguy cơ liệt hai chi dưới và liệt tứ chi

– Loét do đè ép.

– Co rút, co cứng.

– Cốt hoá lạc chỗ.

– Loãng xương, gãy xương.

– Biến chứng tiết niệu: rối loạn tiểu tiện có thể làm nhiễm khuẩn tái diễn, chít hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang, trào ngược bàng quang niệu quản, viêm đài bể thận và suy thận mạn.

– Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.

– Rỗng tuỷ sau chấn thương.

– Biến chứng hô hấp: đặc biệt liệt tứ chi do tổn thương tuỷ cổ cao.

– Các rối loạn thần kinh thức vật: cơn tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi, rối loạn thân nhiệt, phù nề do thiểu dưỡng.

– Đau thần kinh dưới mức tổn thương.

– Các rối loạn về sinh dục, tình dục.

Nguyên nhân liệt tứ chi và liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống

– Do chấn thương cột sống: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao, tai nạn do bạo lực (đâm chém).

– Do bệnh lý tại tuỷ sống: viêm tuỷ, xơ cứng rải rác.

– Do tai biến mạch tuỷ: do vỡ dị dạng mạch tuỷ, huyết khối và tắc mạch tuỷ ít gặp hơn.

– Do chèn ép từ bên ngoài vào: u tuỷ, u xương, ổ áp xe (hay gặp do lao), thoát vị đĩa đệ

Chẩn đoán bệnh: dựa vào tiền sử hỏi bệnh, dấu hiệu lâm sàng, cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính.

Điều trị phục hồi chức năng bệnh nhân liệt hai chi dưới hoặc tứ chi

Chế độ dinh dưỡng

Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để ngăn ngừa biến chứng loét, giúp quá trình phục hồi chức năng hiệu quả hơn

Chế độ tập luyện phục hồi chức năng

Mục tiêu

– Phòng tránh, hạn chế tối đa các biến chứng.

– Giúp bệnh nhân tự chủ, độc lập trong chăm sóc bản thân, trở lại được cuộc sống gia đình, xã hội và nghề nghiệp.

Phục hồi chức năng giai đoạn cấp

– Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân.

– Chăm sóc da, đề phòng loét do tỳ đè.

+ Những vị trí dễ bị loét là chẩm, bả vai, vùng cùng cụt, mông, củ xương đùi, mắt cá và gót chân.

+ Cần cho nằm đệm nước, đệm hơi.

+ Đặt gối mềm giữ vùng da sát xương để tránh tỳ đè.

+ Lăn trở thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần.

– Đề phòng viêm phổi: dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, đảm bảo thông thoáng đường thở.

– Chăm sóc đường tiêu hoá: thực hiện chế độ ăn hợp lý, chương trình tập ruột cho bệnh nhân.

– Chăm sóc đường tiết niệu: chăm sóc ngay từ đầu sau chấn thương nhằm tránh bàng quang căng quá mức, biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu và có chương trình phục hồi chức năng bàng quang cho bệnh nhân.

– Phòng ngừa teo cơ cứng khớp, co rút.

– Tập vận động thụ động nhẹ nhàng từ sớm.

+ Đặt tư thế đúng khi nằm trên giường tránh tư thế xấu cho bệnh nhân.

+ Có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình để phòng ngừa.

– Tập thăng bằng để bệnh nhân chuẩn bị di chuyển ra khỏi giường ở giai đoạn tiếp sau.

– Tâm lý trị liệu.

Phục hồi chức năng giai đoạn 2

– Mục tiêu

+ Tập cho bệnh nhân độc lập trên giường và dưới đệm.

+ Tập cho bệnh nhân biết cách tự chăm sóc thân thể: tự chăm sóc da, đường tiết niệu và đường ruột.

+ Tập luyện di chuyển độc lập với xe lăn.

+ Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ giúp: nạng, nẹp hỗ trợ khi di chuyển bằng hai chân.

– Các bước tiến hành.

+ Cho bệnh nhân dậy sớm, nhanh chóng cho ra khỏi giường, tập với bàn nghiêng.

+ Tập mạnh nhóm cơ không liệt: nhóm cơ quanh vai, cánh tay, cổ tay, tập cơ thân mình với liệt hạ chi.

+ Tập ngồi dậy có trợ giúp rồi tập ngồi dậy không có trợ giúp.

+ Tập thăng bằng ngồi: tập thăng bằng tĩnh, thăng bằng khi di chuyên như chuyền bóng, với tay lấy đồ vật.

+ Tập di chuyển từ giường ra xe lăn rối di chuyển từ xe lăn vào giường.

+ Tập đứng, tập thăng bằng khi đứng, tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp.

+ Hoạt động trị liệu, vui chơi giải trí: tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày như đánh răng rửa mặt, tự mặc quần áo, chơi thể thao…

Phục hồi chức năng giai đoạn hội nhập

– Mục đích tạo được môi trường thuận lợi cho bệnh nhân hòa nhập vào cộng đồng.

– Các biện pháp tiến hành.

+ Tạo môi trường đi lại dễ dàng cho bệnh nhân: đường xá bằng phẳng, cầu to, an toàn, không có vật cản, tay vin cầu thang, thanh song song quanh nhà.

+ Môi trường sinh hoạt: chiều cao của giường bằng chiều cao của xe lăn.

+ Nhà bếp nhà vệ sinh thích hợp: diện tích đủ rộng, cửa rộng, có thanh bám.

+ Tủ đựng đồ dùng, quần áo vừa tầm với của bệnh nhân.

+ Dụng cụ trợ giúp ăn uống, sinh hoạt.

+ Tìm công ăn việc phù hợp để có thu nhập kiếm sống, hội nhập cộng đồng.

Phòng chống tổn thương cột sống gây liệt tứ chi hoặc hai chi dưới

– Đảm bảo an toàn lao động, an toàn khi tham gia giao thông.

– Khám chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể gây biến chứng tổn thương tuỷ sống.

– Giáo dục bệnh nhân hiểu biết hơn về hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống, biết cách sơ cứu đúng hạn chế tổn thương thứ phát.

Theo phauthuatcotsong.com
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm