Những bệnh nhân bị bệnh gan (viêm gan do virus, do vi khuẩn, do rượu, xơ gan…) đều bị suy giảm chức năng gan tùy theo mức độ bệnh, vì vậy nên cẩn thận khi dùng thuốc vì đa số các thuốc đều được biến đổi tại gan và sau đó được thải qua mật và qua thận.
Thuốc và gan
Người bị bệnh gan phải cẩn thận khi dùng thuốc chữa các bệnh khác. Gan là bộ máy chủ yếu trong việc chuyển hóa thuốc, có trách nhiệm xử lý hầu hết các loại thuốc, vì thế gan dễ chịu những tác dụng phụ của thuốc, dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng gan, làm cho gan bị bệnh lâu khỏi hoặc xấu đi. Người bị yếu gan thì với những loại thuốc gây hại gan rõ ràng cần phải kiêng hoặc cấm dùng. Nhiều thuốc đòi hỏi khi dùng, người bệnh phải thực hiện các test về chức năng gan như định lượng các men gan transaminase, ASAT, ALAT... với việc theo dõi những biểu hiện khác thường của cơ thể như: mệt nhọc, chán ăn, sốt, vàng da hay mắt... Nên làm các test chức năng gan trong vòng 4 tuần khi bắt đầu dùng thuốc, rồi tiến hành theo định kỳ. Làm test từ 3 đến 6 tháng cho các bệnh nhân nhiều tuổi, phải dùng thuốc liều cao hoặc lâu dài hoặc có sẵn các rối loạn chức năng gan.
Bệnh gan có thể gây nhiều khó khăn cho việc dùng thuốc điều trị vì những lý do sau: Chức năng chuyển hoá thuốc của tế bào gan bị suy giảm, có thể gây nhiễm độc thuốc. Suy giảm chức năng sản xuất albumin ở người bị bệnh gan nặng có liên quan đến việc giảm gắn kết protein và làm tăng nhiễm độc các thuốc liên kết protein như phenytoin, prednisolon... Giảm tổng hợp các yếu tố làm đông máu, biểu hiện ở việc kéo dài thời gian prothrombin, làm tăng độ nhạy cảm với các thuốc chống đông máu. Suy giảm chức năng bài xuất mật do ứ mật có thể dẫn đến tích tụ đối với một số loại thuốc được bài xuất ở dạng không đổi như rifampicin, acid fusidic…Tăng sinh khả dụng của thuốc do giảm chuyển hoá lần đầu. Giảm sinh khả dụng do hấp thụ mỡ kém ở các người bị bệnh gan do ứ mật… Vì vậy khi dùng thuốc cho người bị bệnh gan cần lưu ý một số nguyên tắc như: Tránh thuốc gây độc cho gan. Điều chỉnh liều dùng của nhiều loại thuốc cho người bệnh suy chức năng gan để tránh ngộ độc cho gan. Giảm lượng thuốc cần dùng ở mức tối thiểu. Các loại thuốc gây ứ dịch (thuốc chống viêm không steroid, corcorticosteroid) có thể làm cho phù và cổ trướng nặng thêm ở bệnh nhân gan mạn tính. Bệnh não do gan có thể nặng thêm khi dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu mất kali, thuốc chống táo bón…
Những thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng ở người bệnh gan
Các thuốc giảm đau chống viêm:
Paracetamol rất hại cho gan đặc biệt khi dùng quá liều hoặc quá dày giữa các lần uống. Thuốc chống viêm không steroid: tránh dùng diclofenac ở bệnh nhân gan nặng, có thể gây phù; các thuốc acetylsalicylic acid, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen, meloxicam, tenoxicam: nguy cơ cao về xuất huyết tiêu hóa. Thuốc giảm đau nhóm opi như morphin, pethidin, fentanyl, dextropropoxyphen, codein, dextromethorphan…có thể gia tăng hôn mê ở người bệnh gan.
Thuốc kháng sinh:
Nhóm beta-lactam (ceftriaxon, cloxacilin…): theo dõi chức năng gan ở bệnh nhân gan, vàng da do ứ mật trong hoặc sau điều trị, thường xảy ra ở bệnh nhân nam hoặc bệnh nhân trên 65 tuổi, một đợt điều trị không nên vượt quá 14 ngày. Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin.). Erythromycin: gây độc cho gan không xác định; clarithromycin, azithromycin: rối loạn chức năng gan, vàng da. Nhóm quinolon: ciprofloxacin: viêm gan hoại tử; acid nalidixic, norfloxacin, ofloxacin: giảm liều, chỉ dùng cho người bệnh gan khi thật cần thiết. Các kháng sinh khác: chloramphenicol: tránh dùng vì tăng nguy cơ ức chế tủy xương, ; metronidazol: giảm liều xuống 1/3 ở bệnh nhân gan nặng, dùng ngày 1 lần. Các thuốc nhóm tetracyclin, clindamycin cũng nên thận trọng dùng.
Các loại thuốc điều trị khác:
Thuốc chữa đái tháo đường (glibenclamid, gliclazid, metformin…) chống chỉ định với trường hợp suy tế bào gan, các bệnh gan khác tránh dùng vì có thể gây vàng da. Thuốc chống ung thư (methothrexat) không dùng cho người nhiễm khuẩn nặng ở gan, tác dụng phụ có thể gặp là xơ gan (nếu dùng hàng ngày liên tục). Một phần nhỏ thuốc còn đọng rất lâu ở gan và thận sau nhiều tuần. Các thuốc kháng histamin (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, dimenhydrinat) thì cần thận trọng lựa chọn thuốc với từng trường hợp bệnh gan cụ thể. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và thuốc lợi tiểu quai: dùng furosemid, hydrochlorothiazid đễ dẫn đến tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê. Các thuốc chống hen (aminophylin, theophylin), nếu dùng phải giảm liều. Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng (omeprazol, cimetidin, ranitidin) có thể gây tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh gan. Thuốc chống nấm (ketoconazol, griseofulvin) tránh dùng ở bệnh nhân gan nặng…
Lời khuyên của thầy thuốc
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp giảm những triệu chứng bệnh gan và tăng hiệu quả khi phải dùng thuốc điều trị . Do vậy người bệnh gan cần có chế độ ăn khoa học, không ăn thức ăn chế biến sẵn, ăn nhạt, nên hạn chế dùng chất kích thích như cà phê, thức ăn chua, cay. Ăn thức ăn mềm, nguội. Nên ăn nhiều hoa quả, tăng cường đạm dễ tiêu như: cá, đậu phụ, đậu nành. Dù bệnh gan ở giai đoạn nào cũng tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, thức uống có cồn, thay vào đó là uống nước trái cây tươi, nước tinh khiết...
Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.