Theo BBC, nghiên cứu dựa trên các dữ liệu của khoảng 400.000 trẻ em trong độ tuổi từ 4-17 (các em sinh trong khoảng thời gian từ 1-9-1997 đến 31-8-2011).Các nhà khoa học Đài Loan nhận thấy trong cùng một lớp học, trẻ sinh sau một năm, như trẻ sinh tháng 8 của năm nay (nhỏ nhất) có khả năng bị ADHD nhiều gấp đôi so với trẻ sinh tháng 9 của năm trước (lớn nhất). Ở Đài Loan và Anh, thời hạn ngày sinh cuối cùng tính tuổi đi học là ngày 31-8.
Nhóm nghiên cứu cho biết nhiều trường hợp còn tùy thuộc vào việc giáo viên so sánh hành vi của đứa trẻ nhỏ nhất với đứa già dặn nhất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan đăng trên Tạp chí Nhi khoa nhận thấy, 2,8% bé trai học mầm non và tiểu học sinh vào tháng 9 bị chẩn đoán mắc ADHD. Trong khi đó, 4,5% trẻ bị mắc chứng này nếu sinh vào tháng 8.
Với bé gái, tỉ lệ bị ADHD tăng từ 0,7% tới 1,2% tương ứng với các mốc thời gian sinh này.
Nghiên cứu cho biết: “Trên toàn thế giới, số trẻ em và người lớn bị chẩn đoán mắc ADHD hoặc phải điều trị ADHD bằng thuốc đang tăng đáng kể. Các chứng cứ cho thấy độ tuổi liên quan, yếu tố có thể xem như đại diện cho khả năng nhận thức, có thể làm tăng khả năng họ bị chẩn đoán mắc bệnh và phải điều trị”.
Chủ trì nghiên cứu, tiến sỹ Mu-Hong Chen thuộc Khoa Tâm lý học tại Bệnh viện đa khoa Taipei Veterans ở Đài Loan nói: “Các phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét tới độ tuổi của trẻ trong cùng một lớp (khối lớp) khi chẩn đoán chứng ADHD và kê đơn điều trị bệnh này”.
Ngoài ra, tại Anh, đã có sự thừa nhận các học trò sinh mùa thu và các bạn cùng lứa nhưng nhỏ hơn, sinh mùa hè ở môi trường tiểu học phát triển rất khác biệt.
Những em sinh muộn hơn trong cùng năm thường được chẩn đoán có nhu cầu giáo dục đặc biệt hơn.
ADHD là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là trẻ hiếu động quá mức, không thể kiểm soát hành động đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.
Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...