Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn khi bị mồ hôi trộm

Mồ hôi ra nhiều, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn và dấu hiệu báo bệnh... là những triệu chứng gặp nhiều nhất ở trẻ khiến nhiều mẹ phải đau đầu.

Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối, lỗ chân lông mở rộng, sức đề kháng kém là môi trường cho bệnh về hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi… tấn công các bé.

Theo các chuyên gia, khi phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như trẻ bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra và chữa trị.

Bênh cạnh đó, một số trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm có thể do được đắp quá nhiều chăn, ủ quá kỹ, hoặc phòng ngủ của trẻ quá bí hơi... Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng chỗ trẻ ngủ là có thể khắc phục tình trạng này.

Mẹ nên thường xuyên kiểm tra đầu và lưng trẻ có bị ra mồ hôi hay không (Ảnh minh họa: Internet)

Phân biệt mồ hôi trộm do bệnh lý và sinh lý

Do sinh lý: Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết. Đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Để cải thiện tình trạng này, các mẹ cần cho trẻ được tắm nắng mỗi buổi sáng trước 10h từ 10-30 phút. Lưu ý không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn 'nóng' như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển… hoặc các loại trái cây 'sinh nhiệt' như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi nhiều hơn.

Một số món ăn có thể giúp trẻ kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi trộm (Ảnh minh họa: Internet)

Một số món ăn bài thuốc chữa mồ hôi trộm

Cháo cá trạch

Nguyên liệu: Cá chạch 100g, gạo 50g, dầu ăn, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào với dầu ăn. Xương cá chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

Cháo trai

Nguyên liệu: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Pha nước muối loãng ngâm trai sau một giờ vớt ra rửa sạch cho vào nồi cùng 100ml nước, đun sôi, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp bột gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ như sợi miến, gạo tẻ gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị bột ngọt, cháo sôi lại là được. Bệnh nhân ngày ăn hai lần, lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.

Cháo cá mực

Nguyên liệu: Cá mực khô 50g, củ mài 150g, hạt ý dĩ 50g, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cá mực khô rửa sạch, thái hay xay nhỏ, hạt ý dĩ bỏ hết vỏ xay thành bột, củ mài gọt vỏ thái miếng cho vào nồi cùng 300ml nước, ninh nhừ, cho cá mực, bột ý dĩ vào quấy đều, nêm gia vị vừa đủ. Bệnh nhân ăn ngày hai lần, ăn trong 10 ngày.

Tim lợn hầm đậu đen

Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, hạt sen 30g, đậu đen 30g, bột ngọt, gia vị.

Cách làm: Tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu đen hầm chín cho bệnh nhân ăn cả nước lẫn cái, ngày một lần vào lúc đói, buổi chiều, ăn trong 5 ngày.

MH - Theo Giadinh.net.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Xem thêm