Giai đoạn cấp tính:
Đây là giai đoạn đầu tiên (kéo dài khoảng 48 đến 72 giờ) sau khi bị chấn thương hoặc chảy máu với biểu hiện sưng đau.
Ngay lập tức chườm lạnh tại vị trí tổn thương bằng túi nước đá, băng ép vết thương bằng băng chun, nâng cao vị trí tổn thương.
Đối với những bệnh nhân được điều trị tại nhà cần truyền yếu tố đông máu ngay lập tức sau chấn thương. Những bệnh nhân khác cần được đưa đến trung tâm Hemophilia hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được truyền yếu tố đông máu. Bổ sung sớm yếu tố đông máu không những giúp cầm máu mà còn làm giảm sưng và đau ở nơi tổn thương.
Không nên chườm nóng, mát – xa hoặc uống thuốc đông y vì vừa không có hiệu quả cầm máu lại có thể gây ra các phản ứng không có lợi.
Giai đoạn bán cấp:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi máu ngừng chảy với biểu hiện giảm sưng nề, kéo dài từ 3 đến 7 ngày sau chảy máu. Điều quan trọng là làm giảm sưng bằng thuỷ trị liệu (cả bằng nước nóng và nước lạnh). Nên tiến hành 2 lần/ ngày, 30 phút/lần
Đầu tiên ngâm vị trí tổn thương vào nước lạnh (10 – 15oC) hoặc chườm túi đá trong 1 - 2 phút sau đó ngâm vào nước ấm (38 – 420C) trong 4 – 5 phút, luân phiên nhau.
Trong thời gian ngâm, mát - xa nhẹ nhàng tổn thương từ ngoài vào trong trong 5 phút.
Tiếp tục băng ép và nâng cao tổn thương sau khi ngừng thuỷ trị liệu.
Giai đoạn hồi phục:
Giai đoạn này bắt đầu khi hết sưng và cần tập phục hồi chức năng.
Điều quan trọng nhất để phục hồi chức năng là ngâm tổn thương vào nước ấm (38 – 420C) hoặc túi chườm ấm 30 phút trước khi tập cử động khớp, cơ và gân. Bệnh nhân nên tiếp tục mỗi bài tập 20 - 30 giây và nên nghỉ ngắn giữa 20 lần tập.
Bước tiếp theo là tập khoẻ cơ. Cả tập tĩnh và động đều có hiệu quả như nhau. Bệnh nhân nên tập co cơ 5 – 6 giây giữa mỗi bài tập giãn cơ tĩnh. Đối với bài tập giãn cơ tĩnh, 10 – 20 lần tập là đủ.
Chườm lạnh 5 – 10 phút sau khi kết thúc bài tập giúp cho việc dự phòng chảy máu lại và làm giảm viêm hoặc mỏi cơ.
BÀI TẬP CHO KHỚP GỐI
Mục đích: Kiểm soát tốt cơ tứ đầu đùi (đây là cơ có tác dụng giữ khớp gối và giúp gối gập được khi đi và chạy), gập và duỗi hết cỡ khớp gối.
Nhóm cơ được tập: cơ tứ đầu đùi, gân gối.
Nếu bạn đã đỡ đau nhưng gối vẫn còn yếu thì bạn có thể bảo vệ khớp gối bằng cách tập đi với sự trợ giúp của dải băng quanh khớp đến khi cơ khoẻ như bình thường.
Động tác 1: Ngồi hoặc nằm ngửa trên sàn nhà, để gối thẳng, căng cơ tứ đầu đùi đến khi nâng được chỏm khớp gối lên – Nghỉ - sau đó nhắc lại 10 – 15 lần.
Động tác 2: Đặt gối lên trên một vật hình trụ (ví dụ một cái chai bọc khăn), để gối thẳng, nâng chân lên cao. Hạ thấp từ từ – Nghỉ – sau đó nhắc lại 10 – 15 lần.
Động tác 3: Nằm trên giường hoặc sàn nhà, để gối thẳng rồi nâng chân hướng về phía đầu. Hạ thấp từ từ – Nghỉ - sau đó nhắc lại 10 lần. Đổi chân.
Động tác 4: Nằm sấp, gấp rồi duỗi gối - Nghỉ – nhắc lại 15 – 20 lần.
Động tác 5: Ngồi trên mép giường hoặc bàn, gấp và duỗi gối. Nghỉ – sau đó nhắc lại 10 – 15 lần.
Động tác 2 đến 5 có thể tăng cường bằng cách buộc một vật có trọng lượng nhỏ vào cổ chân (ví dụ túi gạo hoặc túi cát)
Động tác 6: Đạp xe đạp
BÀI TẬP CHO KHỚP CỔ CHÂN
Mục đích: Khớp cổ chân vững sẽ giúp bạn không bị trượt hoặc đau khi đi lại. Nếu để bắp chân căng hết cỡ sẽ hạn chế cử động của khớp cổ chân làm cho bàn chân không thể chạm xuống nền do đó ảnh hưởng đến việc đi lại và giữ thăng bằng.
Nhóm cơ tập: Cơ bắp chân và cơ cẳng chân
Xoay trong và xoay ngoài
Động tác 1: Ngồi lên bàn hoặc ghế, xoay mũi bàn chân lên trên rồi xuống dưới.
Động tác 2: Ngồi trên sàn nhà, thẳng chân, xoay cổ chân và ngón chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
Động tác 3: Quay gót úp 2 lòng bàn chân vào nhau, sau đó xoay ra.
Động tác 4: Động tác 1 và 3 có thể tăng cường bằng cách sử dụng vật cản như săm xe đạp, dây chun. Móc dây chun vào chân bàn hoặc chân giường sau đó móc vào chân bạn ở phía dưới, kéo căng ra.
Động tác 5: Đi bằng gót chân và đi bằng ngón chân.
Động tác 6: Đạp xe đạp.
Động tác 7: Giữ thăng bằng trên một chân (ví dụ đá một quả bóng)
Động tác 8: Lắc lư trên tấm ván
Ghi chú: Nếu cơ bắp chân bị căng cứng, bạn hãy cố gắng căng cơ bằng cách : Đứng cách tường khoảng 30 – 45 cm, giữ bàn và gót chân trên mặt sàn, nghiêng háng và người về phía trước, căng cơ bắp chân. Giữ trong 2 - 3 phút.
BÀI TẬP CHO KHỚP KHUỶU
Mục đích: Cử động tối đa khớp khuỷu và tăng sức mạnh của cơ quanh khớp khuỷu, cánh tay, cẳng tay.
Nhóm cơ tập: cơ nhị đầu, cơ tam đầu, cơ quay sấp, cơ quay ngửa.
Sau khi chảy máu trong khớp, khả năng duỗi thẳng của vai thường bị ảnh hưởng, đồng thời với giảm khả năng xoay của cánh tay cũng như nâng lên của bàn tay (ngửa/sấp). Để hỗ trợ duỗi thẳng trở lại khớp khuỷu, bạn nên chuẩn bị một số thanh nẹp.
Động tác 1: Cúi người và duỗi thẳng khớp khuỷu.
Động tác 2: Cúi người, xoay cánh tay sao cho 2 lòng bàn tay hướng vào nhau và hướng xuống.
Động tác 3: Cúi người, giữ cho lưng thẳng, dang cánh tay ngang vai, bàn tay úp vào ngực.
Thẳng cánh tay mà không cử động vai, sau đó đưa tay úp vào ngực.
Động tác 4: Sử dụng lực nhỏ, dây chun hoặc lò xo, tập như hình vẽ
Động tác 5: Tập tay với bóng tennis.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.