Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

BỔ SUNG SẮT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển ô-xy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu - hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.

Chức năng của sắt trong cơ thể là gì ?

Sắt  rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển ô-xy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu - hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.

Trong máu, sắt được gắn kết với một protein vận chuyển: transferrine hoặc sidérophiline và sidéophiline sẽ phân phối sắt cho các tế bào.

Sắt không được sử dụng sẽ được dự trữ dưới dạng liên kết với ferritine. Nơi dự trữ chính là gan và các đại thực bào. Sắt dự trữ có thể được sử dụng khi nhu cầu sắt của cơ thể lên cao như trẻ đang phát triển, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu nên bất thường về chuyển hóa sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt (tức là lượng huyết sắc tố dưới mức bình thường: bình thường là 13g/dl ở nam, 12g/dl ở nữ và 11g/dl ở phụ nữ mang thai).

Sắt từ đâu đến ?

Thực phẩm

Quá trình chuyển hóa hồng cầu

Sắt từ thức ăn phải được hấp thu bởi cơ thể. Quá trình hấp thu này diễn ra ở ruột non và đặc biệt là ở  tá tràng.

Tại  sao lại  thiếu sắt?

Thông thường ở những người có sức khỏe tốt, luôn có sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ. Sự cân bằng này có thể mất đi do nhiều lý do: hoặc do thiếu cung cấp, hoặc do giảm hấp thụ, tăng tiêu thụ, hoặc do tăng nhu cầu (tăng trưởng, mang thai).

Mất sắt có thể do:

Mất máu sinh lý: mất theo phân, bong tế bào, hành kinh ở phụ nữ.

Liên quan hoặc không liên quan đến mất máu do bệnh lý : chảy máu tiêu hóa, phụ khoa.

Xác định thiếu sắt bằng cách xét nghiệm máu các chất chỉ điểm chuyển hóa sắt.

Dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu là gì?

Các dấu hiệu thường khác nhau. Thiếu máu có thể được biểu hiện qua: mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, choáng váng, hồi hộp, rụng tóc…

Cách duy nhất để chẩn đoán thiếu máu là làm xét nghiệm máu để xem lượng huyết sắc tố trong cơ thể.

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ như thế nào ?

Bác sĩ của bạn sẽ kê thuốc sắt qua đường uống từ 3-6 tháng. Đồng thời cần điều trị tận gốc nguyên nhân thiếu máu, thí dụ làm ngừng chảy máu đâu đó.

Lượng sắt trung bình cần thiết hàng ngày là bao nhiêu?

Nhu cầu này thay đổi theo độ tuổi, giới tính, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú

(Tec & Doc Lavoisier 2000)

Những thực phẩm nào nhiều sắt?

Những thực phẩm nhiều sắt như dồi, gan, và thịt đỏ. Chúng ta phải biết rằng lượng sắt chúng ta ăn vào chỉ được hấp thụ một phần. Điều này phụ thuộc một phần vào khả năng hấp phụ sinh học của chúng. Người ta phân biệt:

Sắt “hem”, có trong huyết sắc tố và myoglobine của các sản phẩm từ thịt. Sắt “hem” có khả năng hấp thụ cao (từ 20 đến 30%).

Sắt không “hem” có trong ngũ cốc, rau khô, hoa quả, rau và các chế phẩm từ sữa. Sự hấp thụ loại sắt này rất thay đổi và phụ thuộc vào thành phần bữa ăn. Một vài yếu tố kích thích hoặc cản trở cơ chế hấp thụ sắt không “hem”. Tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của những yếu tố này, việc hấp thu sắt từ bữa ăn có thể dao động từ 1 đến 20% với những cá nhân có lượng sắt có thể so sánh được. Thịt, cá, axít ascorbique (Vitamine C), kích thích việc hấp thụ sắt không “hem”. Ngược lại, Polyphenols trong đó có  tanin, phytates và một số dạng proteins và nhiều loại thực phẩm có xơ cản trở việc hấp thu sắt không “hem”. Trong số các thực phẩm có chứa các chất gây ức chế mạnh việc hấp thụ sắt này có trà và cà phê.

Như vậy tùy vào thành phần của bữa ăn, người ta có thể coi hệ số hấp thụ sắt dao động từ 5% (đối với những bữa ăn đơn giản từ ngũ cốc hoặc rau củ, nghèo dinh dưỡng và vitamin C) đến 15 % (đối với những bữa ăn giàu dinh dưỡng và vitamin C).

Ciqual, Tec & Doc Lavoisier 2000
BS. Marie-Catherine Vieu - Theo hfh.com.vn
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm