Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh ung thư máu ở trẻ em: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư máu ở trẻ em xảy ra khi các tế bào bệnh bạch cầu lấn sang tế bào bình thường.

Bệnh ung thư máu ở trẻ em tăng nhanh

Chia sẻ trên An ninh Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn.

Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…), thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân ung thư máu cần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.

Ở trẻ bị ung thư máu, người ta nhận thấy: có sự tăng sinh bất thường và ác tính trong quá trình tạo máu của thành phần bạch cầu gốc trong tủy xương. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa biết rõ.

Ảnh minh họa

Một số yếu tố môi trường và di truyền có liên hệ với bệnh bạch cầu cấp đã được ghi nhận: Môi trường: virus, tia phóng xạ, hóa chất benzen, DDT, một số thuốc như Etoposid, Melphalan… Bất thường nhiễm sắc thể: trẻ bị hội chứng Down, hội chứng Bloom hoặc Fanconi…

Bệnh ung thư máu ở trẻ em cũng tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Mặc dù trẻ dưới 6 tuổi được bảo hiểm y tế chi trả 100% tiền viện phí và thuốc men, trẻ trên 6 tuổi sẽ được bảo hiểm chi trả 75-80%.

Tuy nhiên để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi cũng rất tốn kém nên nhiều bệnh nhân đã phải bỏ điều trị. Theo ước tính của Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm có khoảng gần 50% bệnh nhân bỏ điều trị vì nhiều lý do.

Triệu chứng bệnh ung thư máu ở trẻ em

- Ra nhiều mồ hôi về đêm

- Mệt mỏi, yếu ớt, da nhợt nhạt

- Nhiễm trùng và sốt

- Dễ chảy máu hoặc bầm tím

- Khó thở

-  Ho

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

- Thiếu máu, da xanh xao, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc

- Đau xương hoặc đau khớp

- Sưng ở vùng bụng, mặt, cánh tay, nách, hai bên cổ, hoặc ở háng

- Sưng trên xương đòn

- Chán ăn hoặc giảm cân

- Đau đầu, động kinh, các vấn đề cân bằng, hoặc tầm nhìn bất thường

- Ói mửa

- Phát ban

Điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em

Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả việc điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh

Hóa học trị liệu là phương pháp điều trị chính bệnh ung thư máu ở trẻ em. Thuốc có thể uống qua đường miệng, hoặc tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch não tủy. Để ngăn bệnh tái phát, trẻ sẽ được duy trì điều trị theo chu kỳ khoảng 2, 3 năm 1 lần.

Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm xạ trị, trong đó sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Nó có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc điều trị sự lây lan của bệnh bạch cầu đến các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

SKĐS - Theo Sức khỏe Nhi
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm