Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chữa ho bằng hoa

Trong y học cổ truyền phương Đông, việc lựa chọn và sử dụng khá nhiều loài hoa để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đã có một lịch sử lâu đời.

Người ta ước tính có đến hơn 100 loài hoa được dùng để chữa bệnh, bởi thế có câu “Bách hoa trị bách bệnh”. Ho cũng là một trong những chứng bệnh thông thường được cổ nhân trị liệu bằng nhiều loại hoa khác nhau, trong đó phải kể đến những loài hoa như:

Hoa bách hợp

Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng nhuận phế chỉ khái, thanh tâm an thần, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ho, viêm phế khí quản cấp tính, hồi hộp trống ngực, ác mộng, đau ngực... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bách hợp hoa có tác dụng giảm ho bình suyễn, trừ đờm, trấn tĩnh, chống mệt mỏi, nâng cao năng lực chống đỡ của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống quá mẫn và kháng ung. Để chữa ho dùng hoa bách hợp 30g, mật ong 50g, hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

Hoa mai

Vị ngọt hơi đắng, tính ấm, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm chỉ khái, thường được dùng để chữa các chứng bệnh sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt... Để chữa chứng ho có thể dùng hoa mai 5g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà mỗi ngày 2 lần.

Hoa mai chữa sốt cao, phiền khát.

Hoa cúc

Vị cay ngọt đắng, tính lạnh, có công dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc minh mục, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm cúm, ho, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa cúc có tác dụng làm giãn mạch vành tim, tăng cường sức co bóp cơ tim, kháng khuẩn và virut, chống ôxy hóa, chống lão hóa, kháng viêm, giải nhiệt, hạ huyết áp. Để trị ho người ta thường dùng cúc hoa 30g, bạch mao căn 30g, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày hoặc dùng cúc hoa 5g, thuyền thoái 3g hãm uống như trên, mỗi ngày 1-2 ấm.

Khoản đông hoa

Vị đắng ngọt, tính hơi ấm, có công dụng hóa đàm chỉ khái, thường dùng trị các chứng ho do nhiều nguyên nhân khác nhau, khí nghịch lên, ho ra máu mủ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị thuốc này có tác dụng trừ đờm, giảm ho, kháng khuẩn và virut, chống ung thư. Để chữa ho, có thể dùng khoản đông hoa 10g, hoa mai 10g, gạo tẻ 60g nấu thành cháo, chế thêm mật ong lượng vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày hoặc dùng khoản đông hoa 250g, tuyền phúc hoa 250g, cho vào túi vải buộc kín miệng, đem sắc 3 lần lấy nước cốt hòa với mật ong 500g rồi cô lại thành cao bằng lửa nhỏ, để nguội, đựng trong lọ thủy tinh dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 1 thìa cà phê.

Kim ngân hoa

Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, loài hoa này có tác dụng kháng khuẩn và virut, tiêu viêm, giải nhiệt và giải độc, cải thiện miễn dịch, lợi mật dưỡng gan, cầm máu, làm giảm mỡ máu. Để trị chứng ho dùng kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày.

ThS. Hoàng Khánh Toàn - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm