Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỉ lệ so sánh 4 nam/1 nữ.
Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh
Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, trong đó bệnh mắc phải là phổ biến, nhưng có thể phòng tránh được. Bệnh giãn phế quản mắc phải có hai thể khu trú và lan tỏa.
Thể khu trú do phế quản bị hẹp một phần gây nên sự ứ dịch tiết nên dễ nhiễm khuẩn và làm cho phế quản bị giãn ra. Các bệnh gây hẹp phế quản là khối u lành tính hoặc ác tính, dị vật đường thở; lao sơ nhiễm, áp xe phổi… Thể lan tỏa thường do di chứng của các bệnh: sởi, ho gà, nhiễm Arbovirus.
Đặc biệt có một bệnh hiếm gặp là bệnh xơ tụy tạng nhầy kén, làm rối loạn tiết dịch gây nên nhiễm khuẩn tái phát dẫn đến giãn phế quản rất nặng, suy hô hấp mạn, bệnh nhân thường tử vong trước tuổi trưởng thành.
- Giãn phế quản do hoá chất: người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi, hít phải hóa chất vào đường hô hấp, chúng gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, gây ho và tăng áp lực trong lòng phế quản dẫn tới giãn phế quản.
- Giãn phế quản bẩm sinh: có thể gặp trong bệnh đa kén phổi, thường phối hợp với đa kén thận, tụy và gan; Suy giảm miễn dịch thể dịch toàn thể.
- Suy giảm miễn dịch tế bào: gặp trong hội chứng Kartagener, giãn phế quản phối hợp với đảo phủ tạng và viêm xoang sàng, xoang hang.
Nếu chú ý, bạn rất dễ nhận thấy một người bị bệnh giãn phế quản nhờ các biểu hiện sau đây: khạc đờm, gặp ở 80% bệnh nhân bị giãn phế quản, họ thường khạc đờm nhiều nhất vào buổi sáng, hay có khi khạc đờm rải đều trong ngày.
Lượng đờm nhiều ít tùy từng bệnh nhân, thường khạc đờm: từ 20-100 ml/ngày, nhiều hơn trong đợt cấp. Đờm trong bệnh giãn phế quản có mùi thạch cao, có khi có mùi hôi, nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: bọt, dịch nhầy trong, đờm mủ đặc, đờm mũi nhầy.
Tuy nhiên có người mắc bệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm. Ho thường kèm theo khạc đờm. Bạn dễ nhận thấy bệnh nhân “ho khạc quanh năm”. Khoảng 8% bệnh nhân ho ra máu.
Ho ra máu với các dạng: tia máu đỏ trong đợt viêm; ho ra máu lượng nhiều hơn, màu đỏ chói là chảy máu khi có biến chứng; Khó thở; Nhiễm khuẩn phổi tái phát nhiều lần; Tràn dịch màng phổi. Ở người bệnh lâu ngày, bạn có thể nhìn thấy ngón tay hình dùi trống. Bệnh có các biến chứng: viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, ápxe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ápxe não, ho ra máu… Sau nhiều năm tiến triển sẽ dẫn đến suy hô hấp mạn và tâm phế mạn, bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm.
Việc chữa bệnh giãn phế quản rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn tổn thương mà dùng phương pháp điều trị thích hợp như dẫn lưu tư thế để tháo mủ ra ngoài; dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tức là cấy đờm tìm vi khuẩn rồi dùng kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn đó hiệu quả nhất; Phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị giãn phế quản.
Vì vậy những việc cần làm để tránh mắc bệnh sau đây là rất cần thiết đối với mọi người.
– Bạn nên cho gia đình bạn, đặc biệt là trẻ em tiêm vacxin phòng ngừa bệnh cảm cúm, vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản.
– Các bậc cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: lao, sởi, bạch hầu, ho gà bởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc trưởng thành.
– Khi bạn hoặc người thân của bạn bị các bệnh bẩm sinh hay mắc phải như: polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, ápxe phổi, viêm phổi, phế quản cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng…cần phải điều trị khỏi hẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phế quản sau này.
– Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc. Chủ cơ sở phải có biện pháp làm thông thoáng không gian làm việc như sử dụng quạt thông gió, mở nhiều cửa tạo sự thông thoáng cho phòng làm việc, dùng máy hút bụi, hút hơi hóa chất… để tránh bị giãn phế quản do hít phải hóa chất.
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, để tránh lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, ngăn chặn hậu quả giãn phế quản.
Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.