Nghiên cứu đăng trên tạp chí Plos One này đã miêu tả mô hình đầu tiên cho phép các nhà khoa học xem xét các tác dụng mãn tính của bệnh phổi tiến triển.
Hội chứng suy hô hấp sơ sinh (Neonatal respiratory distress syndrome – RDS) là một loại bệnh phổi đặc trưng bởi sự thiếu hụt của chất diện hoạt (surfactant) và phổi chưa phát triển hoàn thiện. Chất diện hoạt đóng nhiều vai trò quan trọng tại phổi như tạo điều kiện cho phổi giãn nở, ngăn chặn hiện tượng xẹp phổi và chống nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng suy hô hấp thường được bổ sung chất diện hoạt từ bên ngoài và cần sử dụng máy trợ thở. Ngoài ra, những đứa trẻ này thường gặp phải những vấn đề khác như bị sinh non.
Để phát triển một mô hình động vật nghiên cứu về cơ chế tác dụng của nhân tố sinh trưởng nội mạc (VEGF) đối với sự phát triển của phổi, cần thiết phải kết hợp các tình trạng bệnh lý quan sát thấy ở trẻ em như sinh non và cần thở máy. Tuy nhiên, những bệnh lý này tạo ra một mô hình có quá nhiều điểm thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc nghiên cứu tác động bất lợi của VEGF. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ đánh giá sự thay đổi trong vài tuần đầu sau sinh mà không cung cấp những thông tin về sự biến đổi về lâu dài của phổi và sức khỏe tổng thể của từng cá nhân.
Mô hình phát triển tại CHLA đã nghiên cứu trên đối tượng chuột sinh đủ tháng được biến đổi gien để đánh giá hiệu quả lâu dài khi nồng độ VEGF trong cơ thể bất thường. Các nhà khoa học có thể quan sát các con chuột này trong vòng 3 tháng, cho tới khi phổi của chúng phát triển hoàn thiện.
Theo bác sỹ y khoa Minna Wieck – chuyên gia phẫu thuật tại CHLA và tác giả đứng đầu nghiên cứu, “giảm tín hiệu VEGF là đủ để gây bệnh phổi kể cả đối với động vật sinh đủ tháng không phải thở oxy và không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Bằng việc tạo ra các thụ thể bẫy bám vào VEGF, nhóm nghiên cứu có thể tái hiện lại mô hình của chứng suy hô hấp sơ sinh, bao gồm cả mức độ chất diện hoạt thấp. Cuối cùng, khi những con chuột biến đổi gien này trưởng thành, họ cho thấy được sự bất thường trong chức năng của phổi. Điều này có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và tiên lượng bệnh trên đối tượng trẻ em bị mắc các bệnh phổi sơ sinh.
Theo bác sỹ Tracy Grikscheit, một bác sỹ phẫu thuật nhi tại CHLA, “trẻ em bị mắc các bệnh hô hấp sơ sinh cũng thường bị mắc các bệnh hô hấp khi trưởng thành. Mục tiêu của chúng tôi là tìm ra tìm ra những phương pháp can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân. Hiện tại chúng tôi có thể khám phá ra rất nhiều yếu tố có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển phổi của trẻ sinh non và cụ thể xa hơn nữa tìm ra các liệu pháp điều trị trong lương lai cho con người. Mô hình này mô phỏng các căn bệnh cụ thể và cho phép các nhà khoa học dự đoán hiệu quả hơn những cơ chế điều khiển các tác dụng kéo dài có thể dẫn đến các bệnh tật.”
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.