Tình trạng dinh dưỡng kém làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở nhiều hơn, dễ bị nhiễm trùng, nhất là viêm phổi; từ đó làm tăng nguy cơ nhập viện vì những đợt cấp BPTNMT.
Vài khái niệm cơ bản về dinh dưỡng
Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể để thực hiện mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động thở. Sự biến đổi thức ăn trong cơ thể trở thành năng lượng được gọi là quá trình chuyển hóa. Quá trình chuyển hóa thức ăn cần có oxy, tạo ra năng lượng và khí CO2. CO2 được thải ra ngoài qua cơ thể khi thở ra.
Phương trình chuyển hóa thức ăn: Thức ăn được chia làm 4 nhóm, trong đó chỉ có 3 nhóm chính là đạm, đường - bột và chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Chất đường bột: 1g (tinh chất) cung cấp 4 kcal.
- Đạm: 1g (tinh chất) cung cấp 4 kcal. - Chất béo, mỡ: 1g (tinh chất) cung cấp 9 kcal.
- Rau: chỉ cung cấp chất xơ, có rất ít năng lượng.
Tuy nhiên, thật ra thức ăn không phải là tinh chất; Trong mỗi loại thức ăn, đều chứa cả chất đạm, chất béo, đường bột và các vitamin theo những tỉ lệ khác nhau. Ví dụ: 100g thịt bò có 22,6g đạm, 8g mỡ, 2,8g sắt , cung cấp 172 kcal năng lượng. Gạo chủ yếu chứa chất bột đường, nhưng vẫn có một tỉ lệ chất đạm, chất xơ và các vitamin.
Sự chuyển hóa thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe người bị BPTNMT
- Sự chuyển hóa chất bột đường: Tạo ra lượng CO2 cao hơn so với chất béo và đạm. Do đó, cơ thể cần thở nhanh và sâu hơn để thải CO2, dẫn đến hiện tượng: Mau mệt cơ hô hấp, làm tăng tình trạng suy hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT đợt cấp, nhưng không ảnh hưởng trên bệnh nhân đã ổn định.
- Sự chuyển hóa chất béo, mỡ và đạm: Tạo ra CO2 ít hơn, vì vậy ít ảnh hưởng đến sự hô hấp. Nhưng chất mỡ béo dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu - là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch khác.
Vì những lý do trên, người bị BPTNMT nên ăn nhiều chất đạm, chất béo; Ăn ít chất đường bột.
Kiểm tra lại 10 mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về việc bỏ qua một số những vật dụng nhỏ trong chuyến du lịch đáng nhớ của mình nữa.
Thực tế không phải bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ hấp thụ tốt vitamin D.
Một số lỗi sai đơn giản trong việc thực hiện các tư thế tập thể giục có thể sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia khuyên mọi người cần cảnh giác trước những hiện tượng lạ trên cơ thể.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.
9 loại thực phẩm có thể giúp làm tan mỡ bụng "cứng đầu" bởi chúng cung cấp protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, tốt cho quá trình trao đổi chất...
Dù giá trị dinh dưỡng không cao bằng gạo lứt, nhưng gạo trắng ít calo và chất béo hơn, thậm chí hàm lượng vitamin B3 còn cao hơn. Vì vậy, nếu biết kết hợp với món ăn cân bằng dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có một bữa cơm tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân hay tăng đường huyết.
Với điện thoại, TV và iPad xung quanh, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghĩ đến việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ. Thời lượng xem TV bao nhiêu là tốt và phù hợp cho trẻ? Trẻ có nên sử dụng các thiết bị cầm tay cả ngày không? Bạn có thể lo lắng về những gì đã trở thành bình thường đang xảy ra hàng ngày với trẻ khi sử dụng các thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về việc quản lí thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với trẻ.