Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển của y học cổ truyền, thuốc dùng ngoài trong da liễu cũng có những tiến bộ không ngừng, thể hiện bằng những nghiên cứu dược lý học và sự tích lũy không ngừng những bài thuốc mới. Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu chủ yếu dựa vào đối chứng, tuy nhiên cũng có khi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu có những đặc điểm sau:
Hiệu quả tốt: hiện nay thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu có đủ mọi dạng mà thuốc y học hiện đại cũng có, ngoài ra nó còn có thêm những dạng như: xông, hun, cao cứng.
Độc tính thấp: đây đều là những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và nói chung rất ít độc tính.
Dễ kết hợp: sự kết hợp này có thể là giữa các vị thuốc y học cổ truyền với nhau, cũng như giữa các vị thuốc y học cổ truyền với thuốc tây, chúng có thể hợp đồng với nhau để phát huy tác dụng, lấy trường bổ đoản. Đây là một hướng rất có triển vọng trong lĩnh vực này.
Phát triển nhanh: theo sự phát triển của khoa học công nghệ, các dạng thuốc ngày càng phong phú, chất lượng ngày càng cao.
Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong bệnh da liễu sau khi bôi, dán, xông, ngâm…, các chất thuốc sẽ được khuyếch tán vào da rồi đi vào trong thông qua những con đường sau: trực tiếp thấm qua biểu bì, thấm qua chân lông, thấm qua tuyến mỡ, được huyết quản và mạng mạch hấp thụ.
Một số vị thuốc thường dùng ngoài
Chữa ngứa: địa phu tử, bạch tiễn bì, thương nhĩ tử, băng phiến, bạc hà, long não, sà sàng tử.
Thuốc nhuận phu: sinh địa, đương quy, hồ ma nhân, tử thảo, sáp ong, hạnh nhân, mỡ lợn, dầu vừng, đào nhân.
Thuốc giải độc: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, chi tử, thanh đại, đại thanh diệp, tử hoa địa đinh, kim ngân hoa, liên kiều, mã xỉ hiện, bồ công anh, xa tiền thảo.
Thuốc thu liễm: thục thạch cao, hoạt thạch, lò cam thạch, khô phèn, ngũ bội, hải phiêu tiêu, chè xanh, thương truật, xích thạnh chi, luyện long cốt, luyện mẫu lệ.
Thuốc trừ hàn: can khương, ngô thù, bạch chỉ, nhục quế, ô đầu, nam tinh, xuyên tiêu, khương hoàng, trần bì, ngải diệp.
Thuốc sinh cơ: nhũ hương, một dược, huyết kiệt, hổ phách, đại giả thạch.
Thuốc hoạt huyết: hồng hoa, tam lăng, nga truật.
Thuốc hữu cơ: nha đảm tử, ô mai.
Thuốc sát trùng: khổ sâm, lưu hoàng, hùng hoàng, bách bộ, đại phong tử, khinh phấn, thủy ngân.
Thuốc chỉ huyết: tam thất, địa du, trắc bách diệp sao đen, bồ hoàng, huyết dư thán, bạch cập, tử thảo.
Thuốc tử mỡ: sinh trắc bách diệp.
Một số bài thuốc thường dùng
Thất lý tán:
Thành phần: huyết kiệt 30g, nhi trì 6g, chu sa 3,6g; hồng hoa, nhũ hương, một dược mỗi vị 3g, băng phiến 0,36g.
Các vị thuốc tán nhỏ, trộn đều. Tác dụng: hoạt huyết, hóa ứ. Chỉ định: các trường hợp ngoại thương có chảy máu. Cách dùng: trộn với rượu trắng cho thành hồ rồi đắp lên nơi tổn thương.
Cửu nhất đan:
Thành phần: thục thạch cao 900g, thăng đan 100g. Cách bào chế: nghiền nhỏ, trộn đều. Tác dụng: bài nùng, khứ hủ. Chỉ định: dùng trong các vết lở loét, các lỗ rò. Cách dùng: rắc lên trên tổn thương hoặc vê thành sợi rồi nhét vào các lỗ rò.
Nhị vị bá độc tán:
Thành phần: minh hùng hoàng, bạch phàn mỗi vị 100g.
Cách bào chế: nghiền nhỏ, trộn đều.
Tác dụng: bá độc tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống.
Chỉ định: dùng trong các trường hợp mụn nhọt.
Cách dùng: hòa với nước chè đặc hoặc nước vắt của hành rồi đắp lên nơi tổn thương.
Cao hoàng liên:
Thành phần: hoàng liên 9g, đương quy 15g, hoàng bá 9g, sinh địa 30g, khương hoàng 9g, dầu vừng 360g, sáp ong 120g.
Những vị thuốc trên trừ sáp ong, cho vào dầu vừng rán nhỏ lửa cho đến khi vàng khô, chắt bỏ bã, thêm sáp ong vào, đun tan.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận táo chỉ dưỡng.
Chỉ định: bỏng, mụn mủ trên da, nứt nẻ chân tay.
Cách dùng: bôi hoặc đắp lên nơi có bệnh ngìy 1 - 2 lần.
Cao chữa chàm:
Thành phần: thanh đại 60g, bột hoàng bá 60g, oxít kẽm luyện với thạch cao 620g, dầu vừng 620ml, vaselin 930g.
Những vị thuốc trên nghiền thành bột mịn, sau đó luyện với dầu vừng và vaselin, trộn đều.
Tác dụng: chàm, viêm da.
Cách dùng: bôi vào nơi có bệnh ngày 2 - 3 lần.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.