Tuy nhiên nhiều người không nhận ra những biểu hiện này.
Kỳ quá độ mãn kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong một năm, có khi kéo dài hai đến bốn năm. Khởi điểm và kỳ hạn thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra sau tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân trên dưới 45 tuổi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt có xu hướng sớm dần, nhưng thay đổi về tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lại không rõ ràng. Sự sớm, muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các nhân tố khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội,… Ngoài ra, tuổi mãn kinh của phụ nữ và số lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau, nên tiền mãn kinh xảy ra sẽ sớm hoặc muộn hơn.
Từ sau 40 tuổi, buồng trứng bắt đầu giảm chức năng, hiện tượng phóng noãn không đều, và vì vậy bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesteron. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được là:
Rối loạn cảm xúc: Đa số phụ nữ sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hỏa. Thỉnh thoảng vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu. Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm.
Tại cơ quan sinh dục nữ: Đây là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Ngực teo nhỏ và chảy xệ, đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, âm đạo khiến cho quan hệ tình dục khô rát khiến nhiều phụ nữ thấy sợ hãi, lo lắng và né tránh…
Tại hệ cơ xương khớp: Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường bị nhức xương khớp, đau chân, tay là các dấu hiệu thường gặp nhất. Thoái hóa cột sống gây gai cột sống làm đau lưng, đau cổ cũng dễ xảy ra.
Bệnh tiền đình: Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này.
Rối loạn chuyển hóa: Các chuyển hóa đường, đạm, muối, chuyển hóa mỡ và chất khoáng, đặc biệt là canxi. Từ đó chị em dễ bị béo phì, tăng cân, bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương.
Hội chứng tiền mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nội tiết tố thay thế mà cần được đi khám và tư vấn ở thầy thuốc chuyên khoa.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.