Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường )có thể gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến các thông tin chi tiết nhất về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho người già bị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc tiểu đường  ở những người cao tuổi là :

  • Do những thay đổi về chuyển hóa glucose.
  • Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi.
  • Do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu
  • Do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, tần suất mắc bệnh đái tháo đường thường tăng theo tuổi và tuổi cao là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh.

Triệu chứng

Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh thường không có hoặc không điển hình. Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân hoặc hay bị nhiễm trùng…

Biến chứng thường gặp

Đái tháo đường thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Người cao tuổi bị đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho người cao tuổi bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã, gãy xương…

Cách phòng chữa tiểu đường cho người cao tuổi

1. Rèn luyện sức khỏe; khống chế ăn uống một cách thỏa đáng

 

Người già nên tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức, chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ.

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì, mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày.

Nên ăn uống thanh đạm, chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hập thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt. Hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

2. Thuốc hạ đường huyết

Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gi vận động rèn luyện thì bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu, mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.
Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi, sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già, hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngoài ra, thuốc hạ đường huyết dạng biguanilic rất dễ gây nhiễm độc acid lactic, nên tránh dùng cho bệnh nhân cao tuổi.

3. Phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, vì vậy, các bác cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

Theo baovesuckhoe365.com
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm