Một số người do có cơ địa dị ứng cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Cũng giống như bệnh vảy nến, hiện nay chưa có cách nào chữa trị được dứt điểm bệnh viêm da cơ địa, ngăn chặn bệnh phát triển và chữa trị các triệu chứng mỗi khi bệnh tái phát là mục tiêu điều trị chính của căn bệnh này.
Để có phương án chữa trị đúng đắn thì trước người bệnh cần đi khám để xác định mình đang bị bệnh ở giai đoạn cấp tính, bán cấp hay mãn tính. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh qua các giai đoạn để mọi người nhận biết.
Giai đoạn cấp tính: Bệnh bắt đầu xuất hiện ở 1 vùng da nào đó có thể trên mặt, cổ tay, mu tay chân hay nếp gấp các chi với 1 hoặc nhiều đám da màu đỏ bị sẩn lên , có ranh giới không rõ ràng. Bên trong vùng da này chứa nhiều mụn nước tiết dịch khi bị vỡ . Vùng da bệnh gây ngứa ngáy và nếu người bệnh cào gãi nhiều sẽ gây trầy tróc khiến da bị nhiễm khuẩn và tạo thành các mụn mủ có vảy tiết màu vàng. Bệnh nặng có thể lan ta toàn thân rất mất thẩm mỹ và khó chịu.
– Biểu hiện bán cấp : Giai đoạn bán cấp, bệnh cũng có các triệu chứng ngứa ngáy tương tự nhưng biểu hiện có vẻ nhẹ hơn so với giai đoạn cấp, da không phù nề, tiết dịch.
– Giai đoạn mạn tính : Bệnh nhân ngứa gãi nhiều khiến cho vùng da bệnh tổn thương và trở nên dày, thâm, tạo thành các vết nứt gây đau. Bệnh có xu hướng phát triển nhiều ở vùng tay, chân. Bệnh rất hay tái phát khiến bệnh nhân luẩn quẩn trong vòng xoáy của bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ- ngứa…
Ngoài các biểu hiện trên thì nhiều người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa.
Tuỳ theo giai đoạn bệnh mà có cách chữa trị thích hợp cho người bệnh. Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa không nên tự ý đi mua thuốc về điều trị mà nên phối hợp tốt với bác sĩ mỗi khi bệnh tái phát để sử dụng đúng loại thuốc giúp bệnh mau lành hơn.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.