Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần từ lúc sơ sinh tới 5-6 tuổi. Một số có thể kéo dài tới tuổi dậy thì, số ít hơn bệnh có thể tái xuất hiện ở tuổi 40-50.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh tiến triển dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần từ lúc sơ sinh tới 5-6 tuổi. Một số có thể kéo dài tới tuổi dậy thì, số ít hơn bệnh có thể tái xuất hiện ở tuổi 40-50.

Căn nguyên của bệnh rất phức tạp, liên quan tới nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đóng vai trò quan trọng trong căn sinh bệnh học của viêm da cơ địa là: di truyền, môi trường, khí hậu, ăn uống.

Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị các bệnh như hen phế quản, mày đay, dị ứng thời tiết, thức ăn, …

Trước đây bệnh viêm da cơ địa thường được gọi là chàm, chàm cơ địa, chàm thể tạng (ở trẻ em) và viêm da thần kinh, sẩn ngứa của Besnier, Lichen đơn giản mạn tính (ở người lớn).

Các biểu hiện của bệnh

Ở trẻ nhỏ: Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh có biểu hiện khác nhau:

- Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.

- Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.

- Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.

Nếu bị bội nhiễm thì xuất hiện thêm các mụn mủ, đau, rát, có thể loét… Vị trí thương tổn hay gặp nhất là ở má, trán, cằm. Trường hợp nặng, thương tổn lan ra tay, chân, mình.

Ở trẻ lớn/người lớn:

Thương tổn cơ bản là các sẩn màu nâu tập trung trên nền da dày, rất ngứa. Vị trí hay gặp nhất là các nếp gấp như vùng khoeo chân, khuỷu tay, cổ, nách…

 Chàm ở trẻ em.

Phòng bệnh và điều trị

Đây là một bệnh da mạn tính, căn nguyên phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên cần có một chiến lược điều trị, quản lí đúng đắn, lâu dài. Chiến lược bao gồm: chăm sóc, điều trị, tư vấn, phòng bệnh.

Chăm sóc: luôn luôn giữ cho da bé được sạch sẽ, ẩm bằng cách: cắt móng tay, móng chân, tắm nước ấm ngày một lần, bôi các chất làm ẩm da. Phải mặc rộng, thoáng, tránh kích thích, làm xây xước da.

Điều trị: sử dụng các loại thuốc  phù hợp từng giai đoạn bệnh:

- Cấp tính: dung dịch Jarish đắp thương tổn (bằng gạc) ngày 2-3 lần. Kháng histamin để an thần và chống ngứa.

- Bán cấp: bôi các loại hồ, kem: Kem kẽm, hồ nước, kem có corticoid, protopic, kháng histamin.

- Mạn tính: mỡ corticoid, mỡ kháng sinh, mỡ salicyle, protopic, chống ngứa, an thần bằng kháng Histamin.

Cần chú ý trong điều trị:

- Lúc bệnh đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục bôi thuốc. Tuy nhiên cần thay đổi, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày.

- Không lạm dụng corticoid: Thuốc này bôi không quá 10 ngày, không sử dụng loại corticoid nặng cho trẻ em.

- Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.

- Trẻ lớn/người lớn có thể sử dụng các phương pháp khác như ánh sáng trị liệu, chiếu tia cực tím, các thuốc ức chế miễn dịch.

Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc điều trị.

Phải điều trị duy trì kể cả khi bệnh đã thuyên giảm để tránh tái phát và các biến chứng.

BS. Lam Giang - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm