Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim

Sự vận động, rèn luyện giúp BN tái thích nghi với sự gắng sức, đồng thời giúp cả thể chất và tinh thần của BN tốt hơn, để tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân (BN) sau nhồi máu cơ tim (NMCT) có vai trò rất quan trọng. Sự vận động, rèn luyện giúp BN tái thích nghi với sự gắng sức, đồng thời giúp cả thể chất và tinh thần của BN tốt hơn, để tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn, sau NMCT nên tập luyện những bài tập như thế nào để có hiệu quả cao?

Ảnh minh họa.
Ý nghĩa của PHCN tim

PHCN tim là toàn bộ những hoạt động cần thiết ảnh hưởng có lợi đến tiến triển của bệnh, cũng như bảo đảm cho BN có điều kiện thể lực, tinh thần và xã hội tốt nhất để tái hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Bản chất của PHCN tim là rèn luyện cho BN tái thích nghi với gắng sức. Hiệu quả của PHCN NMCT như giảm tần suất cơn đau ngực, giảm các biến cố tim mạch như tái phát nhồi máu, đột tử, tai biến mạch máu não, giảm các can thiệp như đặt stent, bắc cầu nối mạch, cũng như các lợi ích khác như giảm cân, bình ổn bệnh đái tháo đường, giảm cholesterol có tỷ trọng thấp (loại cholesterol có hại – gây xơ vữa động mạch).

Tập luyện có tác dụng giảm trương lực giao cảm, tăng hoạt động phó giao cảm nên làm giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi nên giảm huyết áp ở BN tăng huyết áp.

Tập luyện làm giảm cân, giảm sự kháng insulin cho BN đái tháo đường, kích thích tế bào nội mô sản xuất oxide nitrique có tác dụng giãn mạch, kích thích tăng sinh mạch máu tân tạo và tuần hoàn bàng hệ của hệ thống mạch vành, do đó làm giảm ngưỡng thiếu máu cho cơ tim.

Các giai đoạn của PHCN cho BN NMCT

Tại trung tâm hồi sức tích cực

Bất động tuyệt đối trong những ngày đầu. Sau 2-3 ngày, vận động sớm cho BN một cách từ từ, tập thở bụng tại giường, BN tự gập duỗi các ngón tay, ngón chân, khớp khuỷu, cổ chân. Kỹ thuật viên trợ giúp gập duỗi đồng thời cổ chân, khớp gối, khớp háng.

Từ ngày thứ 4-5, BN có thể tự thực hiện các động tác trên. BN được nâng dậy một cách từ từ (30 độ, 40 độ, 60 độ), nếu thích nghi tốt có thể ngồi tại giường có tựa lưng.

Sau 2-3 tuần, BN có thể đứng dậy, đi lại quanh giường hoặc trong phòng. Từ tuần thứ 3, bệnh được đánh giá Bilan để quyết định chương trình tập luyện thích nghi với gắng sức. Ghi điện tim, đặc biệt Holter (ghi điện tim 24 giờ), siêu âm tim, Scintigphy tim với Thallium, test gắng sức với phân tích trao đổi khí, xác định ngưỡng hô hấp hiếu khí và tần số tim khi gắng sức.

Những trường hợp hẹp van động mạch chủ nặng, suy tim mất bù, rối loạn nhịp tim nặng, huyết khối tim trái mới, viêm tắc tĩnh mạch mới, đau ngực không ổn định, tăng áp lực động mạch phổi trên 60mmHg, viêm màng ngoài tim tiến triển không được áp dụng chương trình tập luyện.

Tại trung tâm PHCN tim mạch

Áp dụng đối với BN không có những chống chỉ định trên và test gắng sức âm tính, BN được tập theo nhóm, trong phòng có nhạc giúp thư giãn. Trước tập cần chuẩn bị tốt khởi động, bài tập kéo giãn trong 30 phút.

Chương trình tập luyện truyền thống với xe đạp lực kế hoặc băng truyền có hệ thống theo dõi tim mạch: tần số tim, điện tim, năng lượng sản sinh… Thời gian tập kéo dài khoảng 45 phút, tập từ 3-5 buổi trong 1 tuần. Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 tuần. Tiếp theo là giai đoạn ngoại trú và tập tại nhà.

PHCN tại nhà

Là giai đoạn tái hòa nhập với gia đình và xã hội. BN được tổ chức các buổi tập luyện ngoài trời như: đi bộ, đạp xe, cắt tỉa cây. Thực hiện công việc nhẹ như: vẽ, dán treo tranh ảnh, nội trợ đơn giản… Tuần 2 –3 buổi, mỗi buổi kéo dài khoảng 2 giờ.

BN được hướng dẫn cách đánh giá nhịp tim (trong khi tập, nhịp tim không quá tần số tim gắng sức), cảnh báo các triệu chứng nguy hiểm, biết cách đánh giá mức độ nặng nhẹ của công việc mình thực hiện dựa vào mức độ sản sinh công – watts (w) của từng công việc. Ví dụ: công việc nhẹ 40w tương đương, tự chăm sóc bản thân như: tắm, mặc quần áo, may vá, cắt tỉa cây nhỏ, đi bộ từ 3-5 km/h đạp xe đạp trên đường phẳng 8km/h. Công việc trung bình (40-75w), mang 30-40kg, leo thang nhanh, cưa xẻ, chạy 8-9km/h, đạp xe đường phẳng 20km/h, nhảy, bơi.

Các môn thể thao cho phép chơi: đi bộ 3,5-5km, 30-45 phút/ngày. Đạp xe địa hình phẳng ít gồ ghề 8km/h, 30-45 phút/ngày. Bơi ở bể, bơi sải 30m/phút (tối đa), thời gian 30-45 phút/ngày.

ThS.BS. Ngân Thị Hồng Anh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm